mua cũng trở thành người chiến thắng nhờ có được giá trị mới, thoả mãn
nhu cầu.
Nếu xét theo cách tư duy truyền thống, những công ty nào có vị trí độc
quyền thường phải chịu hai vấn đề thất thoát về lợi ích xã hội. Thứ nhất, để
tối đa hoá lợi nhuận, họ sẽ phải xác lập giá hàng hoá cao. Điều này sẽ ngăn
cản không cho những khách hàng nào muốn mua nhưng lại không đủ tiền
để mua gia nhập thị trường. Thứ hai, do thiếu sự cạnh tranh, các công ty
này không chú trọng tới tính hiệu quả và vấn đề cắt giảm chi phí, do đó họ
sẽ sử dụng nhiều nguồn lực khan hiếm hơn. Như hình C-2 chỉ ra, dưới quan
điểm độc quyền hiện tại, giá sẽ tăng từ P1 (trong điều kiện cạnh tranh hoàn
hảo) sang P2 (độc quyền). Hậu quả là, cầu giảm từ Q1 xuống Q2. Ở mức
cầu này, những công ty độc quyền sẽ tăng lợi nhuận của họ thêm hình R,
trái với tình huống cạnh tranh hoàn hảo.
Hình C-2
Từ cạnh tranh hoàn hảo tới độc quyền
Hình trang 320
Giá cao giả tạo áp đặt cho người tiêu dùng làm thặng dư tiêu dùng sẽ
giảm từ C+R+D xuống còn C. Trong khi đó, khi ở vị trí độc quyền, các
công ty cũng gây ra thất thoát xã hội ở D bằng cách tiêu dùng thêm cả