Phân tích của chúng tôi không nhằm tìm kiếm bất kỳ một công ty hay
một ngành nào duy trì được sự thành công vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều
chúng tôi nhận thấy đằng sau những câu chuyện thành công dường như
mang tính đặc thể này là một khuôn mẫu chung và nhất quán trong suốt các
bước đi chiến lược để hình thành và có được những đại dương xanh. Dù đó
là Ford năm 1908 với Model T, General Motor năm 1924 với những chiếc
xe hơi kiểu dáng hấp dẫn; CNN năm 1980 với bản tin liên tục cập nhật 24
giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần; hoặc Compaq, Stathucks, Southwest
Airlines hoặc Cirque du Soleil hay bất kỳ những công ty nào khác trong
nghiên cứu của chúng tôi thì cách tiếp cận chiến lược đại dương xanh luôn
luôn nhất quán theo thời gian bất kể ngành nào. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng đưa ra những bước đi chiến lược nổi tiếng mang lại thay đổi đột phá
từ các công ty trong khu vực công (nhà nước). Chúng tôi nhận thấy đây là
một mô hình rất đáng quan tâm.
Đổi mới giá trị: Nền tảng của chiến lược đại dương xanh
Điều khác biệt giữa những công ty thành công và thất bại trong việc hình
thành đại dương xanh là cách tiếp cận của họ với chiến lược này. Những
công ty chìm đắm trong đại dương đỏ đã làm theo phương pháp thông
thường: họ tìm cách đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo dựng
một vị thế phòng thủ trong trật tự ngành. Thật đáng ngạc nhiên là những
công ty tạo ra đại dương xanh lại không chạy đua với các đối thủ cạnh
tranh. Thay vào đó, họ theo đuổi một logic chiến lược khác, đó là đổi mới
giá trị. Sự đổi mới giá trị là nền tảng của chiến lược đại dương xanh.
Chúng tôi gọi đó là đổi mới giá trị bởi vì thay cho việc tập trung vào đánh
bại đối thủ cạnh tranh, bạn nên tập trung vào việc làm cho cạnh tranh trở
nên không quan trọng nữa, bằng cách tạo ra một bước đột phá về giá trị cho