Theo nhà nghiên cứu này, việc phát âm một từ gì đó đều dựa vào
bộ nhớ của chúng ta về âm đó (chứ không phải do cơ miệng) – it’s
the memory (or mental image) of the sound, tune, or word that
controls its production – NOT our muscles.
Chúng ta phát âm đúng hay không hoàn toàn là do độ chuẩn của
bộ nhớ chúng ta về âm đó – the correctness of the product depends
ONLY on the correctness of this image … to speak a language
perfectly, all we need is a complete set of perfect reference
signals …
Và kết luận của ông về việc luyện Speaking là chúng ta học nói
bằng cách nghe chứ không phải bằng cách nói – we don’t learn to
speak by speaking; we learn to speak by listening (with
understanding).
Để phát âm chuẩn chúng ta cần một bộ nhớ chuẩn về những âm
đó. Bộ nhớ chuẩn đến từ đâu? Dĩ nhiên là từ Listening.
Hầu hết chúng ta ai cũng nghĩ theo lối mòn “muốn hát hay
thì phải hay hát”. Rồi suy ra muốn phát âm tốt thì phải nói
nhiều, luyện cơ miệng nhiều mà không biết rằng càng nói nhiều
thì sẽ càng khó phát âm chuẩn hơn.
Tác hại của việc tập nói
Giả sử như từ “hospital”, bạn học từ đó, nghe chỉ được vài lần rồi
theo lối mòn, bắt đầu cố phát âm từ đó. Nếu trình độ tiếng
Anh của bạn còn chưa tốt thì sau đây là những hệ quả có thể xảy ra:
Bạn sẽ không biết làm như thế nào để phát âm chuẩn.
Nhưng vì bạn cố nói nên một quá trình Transliteration sẽ diễn ra
– nghĩa là bạn sẽ biến các âm trong từ “hospital” thành các âm
Việt Nam để bạn có thể phát âm được.