nói chuyện với bạn là: “Hôm qua thấy thằng kia cướp xe ghê lắm!”
Khi lên báo thì dĩ nhiên không dùng chữ “thằng” được, người ta
thường dùng tên họ hay các từ như “tên”, “phạm nhân”, “hung thủ”,
“thủ phạm”…
“Không biết viết”/”Không biết nói”
– Làm sao để tiến bộ?
Đó là suy nghĩ thường thấy của chúng ta về hai kỹ năng Writing
và Speaking. Thực ra, đây không phải là cách chính xác để nhìn nhận
vấn đề.
“Không biết viết”? Cách giải quyết khi bạn tự nhủ như vậy là gì?
Dĩ nhiên là tập viết, kiểu “ăn gì bổ nấy”. Và như tôi đã giải thích ở
trên thì “tập viết” chẳng liên quan gì tới chuyện viết hay cả. Giả sử
với đề nghị luận “Lợi ích của âm nhạc”, bạn có cầm bút lên múa
may mỏi tay thì cũng chẳng giải quyết được gì. Sau một thời gian
miệt mài “tập viết” thì bạn vẫn không biết viết như thế nào. Vì
“không biết viết”, nên bạn lại cố gắng “tập viết”, cứ vòng luẩn
quẩn như thế, sao có thể tiến bộ được?
Trước nhất, bạn phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình.
Bạn “không biết viết/không biết nói” là vì hai lý do:
Thứ nhất là khả năng diễn đạt. Đây là lý do chính. Điều này tôi
đã giải thích khá nhiều nhưng tôi vẫn muốn lấy thêm một ví dụ
nho nhỏ nữa. Hôm trước tôi đi xem The Great Gatsby về, cậu bạn
chung phòng hỏi (tiếng Việt) phim xem thế nào. Thực sự thì có rất
nhiều cảm xúc nhưng tôi không biết diễn đạt bằng lời ra sao. Ú ớ
một hồi kể chả đâu ra đâu, cuối cùng tôi kết luận: “Nói chung là
phim nó làm sao sao đó hay lắm!” Cô bạn tôi đi xem cùng mới tả lại
một hồi dài. Nghe cô bạn nói rồi sau này lên mạng xem review, tôi