Lời mở đầu
Chiến thắng bằng mọi giá là cuốn cuối cùng của bộ ba cuốn sách viết
về Việt Nam mà tôi đã bắt đầu viết từ hơn 15 năm trước. Cuốn đầu tiên, Tự
hủy diệt (Self-Destruction, 1981) chỉ ra Hoa Kỳ đã thất bại trong nỗ lực biến
Việt Nam Cộng hòa thành một quốc gia độc lập không cộng sản. Thất bại
này phần lớn do thái độ và những thực hiện trong nội bộ quân đội Hoa Kỳ.
Quân đội đó không hiểu đối thủ, do đó không tìm thấy một chiến thuật thích
hợp để đương đầu. Đường lối quân sự của Hoa Kỳ phiến diện một cách đáng
xấu hổ và sai lầm rõ ràng. Quân đội Mỹ đã quá dựa vào công nghệ tiên tiến
và sử dụng một cách lố lăng hỏa lực của mình. Quân đội ấy hoạt động giống
như khi nó truy kích các đơn vị kẻ thù của các nước trong khối Warzaw qua
vùng đồng bằng trung tâm châu Âu. Quân đội ấy đã phớt lờ những lời kêu
gọi thay đổi từ nội bộ.
Những người chịu trách nhiệm về quân sự Mỹ, khi đó cũng như sau
này, không chịu thừa nhận mắc phải sai lầm ở Đông Nam Á. Người ta
thường giải thích về thất bại ở Việt Nam bằng một từ đã được quân đội Đức
sử dụng để nói về sự bại trận của mình trong Thế chiến thứ nhất 1914 - 1918
là Dolchstosslegende tức là “đánh sau lưng”, có nghĩa quân đội thua ở mặt
trận là do những can thiệp chính trị vào đường lối chiến tranh và những rối
loạn trong nội bộ đất nước. Thực tiễn đơn giản hơn: thảm họa quân sự ở Việt
Nam là do sự ngu ngốc của các sĩ quan cao cấp nhất ở chiến trường. Nó đã
trở thành công cụ dễ bị phá vỡ của chiến tranh.
Khi tôi viết về sự can thiệp quân sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam, sự thất
bại càng trở nên rõ ràng hơn tất cả những gì nó vẫn được nói. Trong quá
trình tìm tư liệu để viết cuốn Tự hủy diệt, tôi thường xuyên bắt gặp dấu vết
hoạt động của một cá nhân bí hiểm, mơ hồ tại Đông Nam Á, Edward Geary
Lansdale. Ông ta đã gợi ý những cách tiếp cận khác tại Việt Nam có thể sẽ