Những điều kiện xã hội, kinh tế do chế độ thực dân Pháp tạo ra là nguồn
gốc, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm trạng bất mãn và nổi dậy của dân
chúng”.
Tuy nhiên, người Pháp vẫn tiến bước đều đều để lập lại nền thống trị
thuộc địa. Ngày 16/8/1945 trong lúc Võ Nguyên Giáp đang tiến đánh Thái
Nguyên, Charles de Gaulle cử tướng Jacques Philippe de Hautecloque, quen
gọi là Leclerc, làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Viễn Đông và ra lệnh triển
khai nhiều đơn vị bộ binh ở Việt Nam. Hồ Chí Minh ra lệnh cho Võ Nguyên
Giáp sang sân bay Gia Lâm để đón Leclerc. Võ Nguyên Giáp tỏ rõ thái độ
kiên quyết không chịu đi gặp và bắt tay viên tướng Pháp. Hồ Chí Minh kiên
nhẫn nghe Võ Nguyên Giáp trình bày rồi nói như ra lệnh: “Chú chỉ còn hai
tiếng đồng hồ nữa trước khi máy bay tới. Chú định tự cô lập mình để rồi tha
hồ mà khóc à? Thôi, chú hãy ra sân bay đi.” Thế là Võ Nguyên Giáp phải
sang sân bay Gia Lâm gặp Leclerc.
De Gaulle cũng bổ nhiệm đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu làm Cao
ủy ở Đông Dương. Jean Sainteny -trưởng phái đoàn Pháp ở Côn Minh -
cũng được cử làm Ủy viên cộng hòa ở Bắc và Trung Kỳ, đã nhảy dù xuống
Hà Nội ngày 27/8
. Ngay lập tức ông ta tỏ vẻ không tín nhiệm quan hệ
giữa OSS và Việt Minh. Thiếu tá Patti đi với Võ Nguyên Giáp và giới thiệu
với Sainteny nhưng không xóa được nghi ngờ giữa hai bên: mục tiêu khác
nhau của mỗi bên khiến họ đương nhiên là kẻ thù của nhau.
Ngày 28/8 báo chí Hà Nội đưa tin về thành phần Chính phủ lâm thời:
Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Nội vụ. Ban Thường vụ Trung ương Đảng
cũng có quyết định ngày Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân cũng là ngày
chính thức tuyên bố độc lập của Việt Nam trước thế giới. Cuối tháng, Hồ
Chí Minh đọc cho Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp nghe bản khởi thảo
Tuyên ngôn độc lập. Cán bộ Việt Minh không ngừng cổ vũ quần chúng.
Đường phố Hà Nội rung lên vì náo động và căng thẳng: các loa phóng thanh
truyền đi các tin tức và bình luận của Chính phủ lâm thời. Trên đường phố