cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam đang rên xiết dưới ách độc tài họ
Ngô? Muốn có chính sách đúng phải dựa trên những nguồn thông tin chính
xác, nhưng ai trong số những người bênh vực chủ trương của họ có được
những nguồn tin chính xác? Hồ Chí Minh không phải lúc nào cũng là người
có thể áp đặt những quan điểm riêng của mình. Ông thường để các cấp dưới
tranh luận với nhau cho đến lúc đã hình thành sự phân tuyến giữa các loại
quan điểm, ông mới lên tiếng và dùng ảnh hưởng quyết định của mình để
ủng hộ các quan điểm mà ông cho là đúng.
Đó là một nhóm có nhiều luồng ý kiến xen kẽ nhau. Người thứ hai
trong hệ thống cấp bậc trong Bộ Chính trị, ngay sau Hồ Chí Minh là Lê
Duẩn - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà như các đồng chí của
ông nhận thấy là ủng hộ đường lối cứng rắn đánh đổ chính quyền miền
Nam. Ông sinh năm 1908
ở Trung Kỳ, con một nhân viên hỏa xa, gia
nhập Đoàn Thanh niên Cách mệnh Đồng chí hội của Hồ Chí Minh năm
1928 và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương
năm 1930. Bị bắt năm 1931 do những hoạt động chống Pháp, ông bị kết án 5
năm tù.
Bị bắt lại năm 1940, Lê Duẩn bị đưa ra Côn Đảo. Sau cách mạng
Tháng Tám, ông trở thành Bí thư Đảng bộ miền Nam (còn gọi là Trung
ương Cục miền Nam). Mong muốn sớm thống nhất nước nhà, ông phản đối
Hiệp nghị Geneva. Do nhiệt thành của ông, ông được mệnh danh là “Ngọn
lửa miền Nam”. Trong những năm 1954 - 1956, ông vẫn thường xuyên bênh
vực đấu tranh vũ trang chống chế độ Ngô Đình Diệm. Được triệu tập ra Bắc
năm 1957, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị và thực tế là quyền Tổng bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau khi Trường Chinh thôi giữ chức.
Chức vụ Tổng bí thư của Lê Duẩn được chính thức hóa năm 1960 tại Đại
hội III của Đảng.
Những tuyên bố của Hà Nội trong các thời kỳ khủng hoảng năm 1955,
1963, 1965, 1968 và 1972 chứng tỏ một Lê Duẩn muốn mạo hiểm ở miền