được Hồ Chí Minh cử làm Bộ trưởng Tài chính. Vào Bộ Chính trị năm
1951, ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao năm 1953, Thủ tướng năm 1955
và ông giữ chức vụ này suốt 30 năm.
Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng cũng như nhiều nhà lãnh đạo
khác gặp nhau trên hai điểm: trong chiến tranh, tầm quan trọng của chính trị
là chủ yếu; Việt Nam có thể bị các nước lớn khác áp đặt, phải chấp nhận
chia cắt tạm thời nhưng là một nước thống nhất không thể phân chia.
Trường Chinh nhân danh tập thể mà phát biểu khi ông tuyên bố mạnh mẽ
rằng: “Hành động quân sự chỉ có thể thành công khi có đường lối chính trị
đúng đắn” và nói thêm: “Người ta không thể thắng lợi về chính trị mà không
thắng lợi về quân sự”.
Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là thống nhất đất nước. Văn hóa, tiếng
nói, truyền thống, chính trị và tham vọng, tất cả hướng người miền Bắc đi
vào công cuộc thống nhất. Người Việt Nam là sản phẩm của một nền văn
minh có tiếng nói và giá trị đặc thù mà người ngoài không thể lấn lướt được.
Dân tộc Việt Nam luôn là một, dù họ có bị nước ngoài đô hộ hay phải chia
làm hai thực thể chính trị cạnh tranh nhau. Điều đó không chỉ là quan điểm
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và nhiều nhà lãnh đạo khác ở miền Bắc mà
còn là quan điểm của những người có ý thức chính trị ở miền Nam. Cả hai
“nửa” của đất nước đều tha thiết thống nhất. Hiện nay đất nước phải trải qua
giai đoạn chia cắt tạm thời nhưng điều đó không đáng kể gì, nước Việt Nam
bao giờ cũng là một, không ai có thể chia cắt được. Không phải vì chính phủ
cộng sản đặt trụ sở ở Hà Nội mà những cựu chiến binh miền Bắc tự coi
mình như những người nước ngoài đi chinh phục: đó là những người Việt
Nam tìm kiếm sự thống nhất đất nước.
Những thành viên trong Bộ Chính trị không bao giờ coi Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là một thực thể chính trị hoàn chỉnh. Đối với Võ
Nguyên Giáp, miền Bắc là “nửa nước được giải phóng” và Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa không phải cái gì khác hơn là cơ sở vững chắc để thống nhất
nước nhà. Đối với ông, miền Bắc là “hậu phương lớn của quân đội”, là “căn