CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ - THIÊN TÀI QUÂN SỰ VIỆT NAM- ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - Trang 322

cứ địa cách mạng của cả nước”. Đối với Võ Nguyên Giáp và các đồng chí
của ông, một Việt Nam bị chia cắt là một nước đang khủng hoảng, bị hành
hình một cách bất thường. Những nhà lãnh đạo ở miền Bắc cũng như ở miền
Nam đều cho vĩ tuyến 17 chỉ là một quy chế do Hội nghị Geneva năm 1954
“áp đặt” một đường “giới tuyến quân sự tạm thời, trong bất kỳ trường hợp
nào không được hiểu là một biên giới chính trị hay lãnh thổ”.

Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đều đồng ý với nhau rằng mặc dù

lãnh thổ bị chia cắt, nhưng trước hết phải củng cố miền Bắc như một thành
trì của chủ nghĩa cộng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khôi phục và phát triển
kinh tế.

Còn có lựa chọn nào khác? Trung Quốc không thể ủng hộ lập trường

của người miền Bắc cũng như không ủng hộ những việc làm của Việt Nam
trên mặt quân sự ở miền Nam. Họ còn phải ưu tiên cho phục hồi đất nước
sau chiến tranh chống Nhật và nội chiến kéo dài dẫn đến cách mạng 1949 và
hậu quả của cuộc chiến tranh chống Mỹ viện Triều khiến họ chịu khá nhiều
tổn thất. Tương tự như vậy, Liên Xô không thể hoàn toàn ủng hộ chính phủ
Hồ Chí Minh, không muốn tham dự vào cuộc xung đột có thể biến thành
chiến tranh thế giới thứ ba. Dù có thể giúp đỡ Việt Nam với quy mô lớn hơn,
Liên Xô không để ai nghi ngờ về ý muốn của mình. Năm 1957, khi Liên Xô
khẳng định ý định tìm kiếm sự ổn định ở khu vực Đông Dương và đề nghị
cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa gia nhập Liên Hợp
Quốc như hai quốc gia riêng biệt. Chắc hẳn Bộ Chính trị ở miền Bắc phải
miễn cưỡng quyết định để miền Nam phải tự xoay xở trong thời gian trước
mắt. Trong lúc đồng bào của họ ở miền Nam có thể tự bảo vệ tại chỗ, nếu
cần thiết họ sẽ phải dựa vào hoạt động của chính họ và vào chiến tranh du
kích, để vào thời điểm thích hợp có thể tiến hành một cuộc đồng khởi lật đổ
chế độ Diệm và thống nhất đất nước. Chiến lược đó của Trường Chinh và
Võ Nguyên Giáp chiếm ưu thế trong những năm 1954 đến 1959.

Theo lệnh của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, Việt Minh miền Nam

trong những năm đầu sau Hiệp định Geneva duy trì hoạt động ở mức tối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.