“Sông có thể cạn, núi có thể mòn”
Trong những năm đầu chiến tranh, các đơn vị Việt Cộng và quân chủ
lực từ miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào sử dụng Chiến khu C, Chiến khu D và
cả khu Tam giác Sắt chỉ cách Sài Gòn 40 km làm căn cứ xuất phát cho các
cuộc tiến công trên toàn miền. Cả ba địa điểm này rộng tới trên 3.000 km
vuông, được bảo vệ cẩn mật vì nhiều lý do. Địch không dám bén mảng tới.
Như năm 1967, quân Mỹ đổ bộ vào ngày càng nhiều, hỏa lực mạnh, có quân
Việt Nam Cộng hòa phối hợp mở các cuộc hành quân càn quét vào khu căn
cứ để phá hủy cơ sở hạ tầng và truy lùng, tìm kiếm, bao vây và tiêu diệt
quân chủ lực Việt Cộng. Đã có nhiều cuộc đụng độ nhưng các cuộc hành
quân tìm - diệt của Westmoreland đều không đạt kết quả. Mỹ - ngụy quân
Sài Gòn rút quân về, Việt Cộng lại trở về xây dựng lại căn cứ. Nhưng trước
tính cơ động cao dựa vào hỏa lực phi pháo mạnh của quân Mỹ, Võ Nguyên
Giáp thấy rằng cần phải chuyển cả căn cứ sang bên kia biên giới trong miền
rừng rậm trên lãnh thổ Campuchia thường được gọi là vùng Mỏ Vẹt và vùng
Lưỡi Câu qua đường mòn Sihanouk nối liền với cảng Sihanouk trên vịnh
Thái Lan để nhận tiếp tế của Bắc Việt Nam chở bằng đường biển và nối với
phía đông bắc bằng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh từ miền Bắc theo dọc
dãy Trường Sơn và Lào.
Khi những căn cứ mới được xây dựng xong, nhân dịp kỷ niệm 25 năm
thành lập quân đội, Võ Nguyên Giáp viết một bài quan trọng đăng nhiều kỳ
trên báo Nhân dân và Quân đội nhân dân, một lần nữa kêu gọi sự chú ý đến
chiến tranh tiêu hao có thể đưa đến thắng lợi quân sự trong thời gian tương
đối ngắn và tăng cường việc chuẩn bị cho cuộc nổi dậy ở miền Nam nhưng
vẫn nhấn mạnh cần “hành động dần từng bước”. Ông viết: “Tình trạng
chênh lệch về trang bị kỹ thuật giữa hai bên khiến một cuộc tiến công lớn
trên nhiều hướng là nguy hiểm. Đã đến lúc phải đẩy mạnh việc chuẩn bị về
tư tưởng và hành động để một ngày kia, miền Nam sẽ được giải phóng khỏi