thác sử dụng. Đó là một mạng đường mòn trước đây người dân và khách bộ
hành vẫn thường sử dụng từ nhiều thế kỷ nay để đi lại dọc dãy Trường Sơn.
Nay những người cộng sản đã mở rộng mạng đường mòn đó sang cả lãnh
thổ của nước Lào trung lập thành một tuyến hậu cần có tầm quan trọng bậc
nhất để đưa người thành từng nhóm nhỏ cùng với lương thực, vũ khí và
phương tiện chiến tranh cung cấp cho miền Nam.
Con đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng có 100.000 dân công, kể cả
người Lào, tham gia và bộ đội bảo dưỡng. Nó không còn là con đường nhỏ
thông thường đi qua rừng rậm. Đã có gần hai vạn cây số mặt đường được
ngụy trang kín đáo, có nhiều đoạn mở rộng cho hai làn xe nối với Tchepone
ở Nam Lào, gần biên giới của Việt Nam Cộng hòa, dọc đường còn có những
khu vực nghỉ ngơi và hệ thống hầm hào tránh bom, còn đi kèm với cả một
hệ thống đường ống, đường kính 12 cm để tiếp dầu và chất đốt cho xe cộ đi
lại trên đường. Các nhà phân tích của CIA ước tính rằng từ năm 1966 đến
1971, có 630.000 lính, 100.000 tấn lương thực, 400.000 súng ống các loại và
50.000 tấn đạn dược đã chuyển vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Đã
đến lúc không thể để tình trạng này tiếp tục tồn tại.
Abrams muốn sử dụng lính Mỹ để phá hoại con đường mòn, nhưng
điều luật sửa đổi Cooper Church được Quốc hội thông qua sau chuyến đột
nhập vào Campuchia năm ngoái đã ngăn cản sử dụng lính Mỹ ở bên ngoài
biên giới Nam Việt Nam. Abrams liều sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn
và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thông qua kế hoạch hành quân, huy động
21.000 quân tham gia vào mục đích này. Đó là cuộc hành quân Lam Sơn
719, lấy tên của quê hương cuộc khởi nghĩa Lê Lợi chống nhà Minh thế kỷ
XV. Các máy bay ném bom và các trực thăng của quân đội Mỹ đã yểm trợ
tối đa cho cuộc hành quân này. Cuộc tiến công bắt đầu ngày 8/2/1971. Quân
lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu tiến quân về phía tây theo đường số 9, một
con đường mòn già cỗi, lởm chởm đầy hố, song song với con sông Xê Pôn
đi từ Khe Sanh đến thị trấn Tchepone cách nhau khoảng 40 cây số. Ở phía