phòng tuyến chạy về phía nam, tinh thần binh sĩ vốn đã không cao nên suy
sụp nhanh chóng. Ngày 1/5, quân đội của Võ Nguyên Giáp chiếm thị xã
Quảng Trị và phần lớn tỉnh Quảng Trị. Chỉ đến 16/9, các đơn vị lính Cộng
hòa được tăng cường mới lấy lại thị xã, dưới cái ô bảo vệ của không lực Hoa
Kỳ.
Ngày 27/4, trong lúc chiến dịch tiến công ở miền Nam đang rầm rộ,
Kamil Tangri, phóng viên báo Cộng hòa liên bang Đức Vorwaerts gặp tướng
Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội. Tangri là con lai Việt Nam, con của một sĩ quan
tham mưu ở miền Bắc. Tangri mới từ nơi thường trú ở Singapore đến Hà
Nội. Là con người bền bỉ hay bám riết, Tangri đặt ra nhiều câu hỏi tế nhị
trực diện, thường xuyên kéo Võ Nguyên Giáp trở về vấn đề đang đề cập mỗi
khi ông đi quá xa. Tangri hỏi các cuộc tiến công đang diễn ra ở miền Nam
có quyết định tương lai của Nam Việt Nam hay không?
“Trận đánh này”, Võ Nguyên Giáp tuyên bố, “đã bắt đầu từ 25 năm
trước đây. Một trận đánh dù quan trọng như thế nào - dù đó là Issos,
Hastings, hay Waterlo - bao giờ cũng chỉ là một sự kiện của một tình thế
đang phát triển. Nhưng số phận của toàn thể các dân tộc tuân theo những
quy luật mà sinh ra các trào lưu và phản trào lưu cho đến khi nào các trào
lưu đó va chạm nhau và kéo theo các cuộc xung đột.” Tangri lưu ý Giáp
rằng ông chỉ đặt câu hỏi về cuộc tiến công đang diễn ra ở miền Nam chứ
không hỏi về lịch sử quân sự nói chung. Tangri lại trở lại với ý định của ông:
“Ngài nói rằng chủ nghĩa cộng sản đem lại tự do cho các dân tộc. Vậy ngài
giải thích như thế nào về một tình trạng rõ ràng là thiếu tự do khiến cho
người được trao giải Nobel như Solzhenitsyn thấy rằng không thể nhận được
giải thưởng đó hay khi người Do Thái bị cấm đoán không được rời Liên Xô,
khi người ta từ chối không cho người Đức đi thăm đồng bào của họ ở bên
kia bức tường (ở Berlin)?”
Võ Nguyên Giáp lẩn tránh trả lời câu hỏi: “Tôi không có thẩm quyền
để đánh giá đầy đủ các vấn đề nội bộ của Liên Xô, của Cộng hòa Dân chủ
Đức hay bất kỳ nước nào khác. Có nhiều sắc thái khác nhau giữa các chủ