Vào cuối năm 1976, hoạt động của Võ Nguyên Giáp chủ yếu là tham
dự các buổi lễ lạt. Vị tướng 65 tuổi không cho phép mình nghỉ ngơi. Ông
thường nhắc lại: “Cái ngày đất nước chúng tôi sạch bóng quân thù, mà miền
Bắc và miền Nam thống nhất trong một gia đình… và một kỷ nguyên mới
đối với đất nước chúng tôi sẽ đến…”
Trong những lần xuất hiện đó, các thông điệp của Võ Nguyên Giáp
luôn luôn nhắc nhở là nhiệm vụ của người lính. Công việc của người lính
chưa xong. Người lính đã thắng trong cuộc chiến nay phải thắng trong hòa
bình. Không phải đánh nhau với kẻ thù nữa, người lính bộ, lính thủy và phi
công ngày nay phải gánh một nhiệm vụ khác đó là “xây dựng kinh tế và làm
cho đất nước phát triển”. “Cố gắng đó không một phút nào buông lơi. Đó là
xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội góp phần vào việc
thúc đẩy nền kinh tế tiến lên, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa để
xây dựng một đất nước phồn vinh và giàu mạnh”.
Năm 1977, Võ Nguyên Giáp hài lòng về một thành tựu mới mẻ. Từ lâu
ông vẫn yêu cầu lập một trường quân sự cao cấp. Đã đến lúc quân đội phải
được hiện đại hóa và phải được hưởng những lợi thế như quân đội nước
ngoài. Cuối cùng Võ Nguyên Giáp đã có được điều mình muốn. Học viện
Quân sự Cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam khai giảng buổi học đầu tiên
ở Hà Nội ngày 3/1/1977. Võ Nguyên Giáp đọc diễn văn khai giảng: “Chúng
ta phải hết sức mình”, ông tuyên bố trước cử tọa, “tập hợp một đội ngũ cán
bộ quân sự cao cấp tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, có những phẩm chất cách mạng cao quý, trưởng thành, được rèn
luyện về chính trị, có kiến thức cơ bản và hệ thống của khoa học quân sự,
nắm vững kiến thức về kinh tế, khoa học và công nghệ, có khả năng lãnh
đạo và chỉ huy. Họ phải biết sử dụng phép biện chứng để xem xét, phân tích
và giải quyết các vấn đề chiến lược và chiến thuật… đặt ra cho quân đội ta
trong mọi tình huống”.
Rồi đến lúc ông lại có chuyến đi ra nước ngoài. Lần này Võ Nguyên
Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu đi một chuyến dài ngày thăm các nước cộng sản: