cung tần mỹ nữ), và chọn ra một nội các mới trong đó lần đầu tiên có một
người không phải là quan lại.
Ông tỏ ý tức giận khi thấy lương trả cho người Việt giữ chức quan
trọng không bằng những viên chức Pháp. “Người đứng đầu một tỉnh như
người anh của Ngô Đình Diệm ở tỉnh Quảng Nam lĩnh lương không bằng
một cảnh sát Pháp ở Hà Nội,” ông viết. Đó là chuyện thường tình ở Việt
Nam thời đó. Dù là quân nhân hay dân sự, người Pháp sang Đông Dương là
một cơ hội cải thiện đời sống và làm giàu, như ở chính quốc người ta truyền
cho nhau câu ngạn ngữ “phải là con Tổng giám mục mới được bổ nhiệm
sang Đông Dương”.
Trường hợp Hoàng Xuân Hãn là một ví dụ. Ông tốt nghiệp trường Bách
khoa ở Pháp, sau đó là Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam. Trong những năm
1930, ông là giáo sư khoa học ở Trường Albert Sarraut tại Hà Nội. Có bằng
cấp, có trình độ chuyên môn giảng dạy như vậy mà lương của ông chỉ bằng
một nửa người Pháp gác cổng ở ngay trong trường chỉ có bằng sơ học
(Brevet Elementaire)
. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Bảo Đại muốn
chấm dứt cách đối xử bất công đó. Sau 18 tháng đối mặt với sự cứng rắn của
người Pháp, Bảo Đại cảm thấy mất hết hy vọng.
“Tất cả đều hão huyền,” ông viết, “bây giờ tôi mới hiểu rằng những
người theo chủ nghĩa quốc gia có lý. Và không phải chỉ có một mình tôi
nghĩ như vậy. Ngay ở Pháp cũng có nhiều người chia sẻ ý kiến với tôi”. Mới
đây, ông nói: “Tôi đã đọc thấy câu của André Malraux: Khó mà quan niệm
rằng một người Việt Nam can đảm lại không đi theo cách mạng”. Bảo Đại
nhớ lại Phạm Quỳnh - Bộ trưởng Giáo dục của ông, đã viết 10 năm trước:
“Người Việt Nam cảm thấy như là người nước ngoài điều chỉnh đất nước
của họ”. Chính Bảo Đại cũng có những phản ứng bực bội như thế: “Tôi
cũng cảm thấy điều đó”, ông viết trong một chuyến du hành ra miền Bắc,
“tôi như một vị quân vương ngoại quốc. Đó là vì người Pháp đã đặt tôi vào
hoàn cảnh như vậy. Tôi sống trong nước tôi mà như một nhà vua nước ngoài