đánh giá trình độ học vấn và chính tả nữa. Sau đó là phải giải các bài toán.
Cuối cùng là một bài thi hát bằng tiếng Pháp… Tôi chỉ nhớ lờ mờ có một
bài.” Ông Tú cười khi nhớ lại chuyện cũ: “Một ngày thi viết, một ngày thi
vấn đáp. Ban giám khảo toàn người Pháp.”
Ông Tú năm nay đã 80, nhớ lại tất cả chỉ có hai người Việt Nam được
vào học trong số 1.000 người dự thi tuyển vào Albert Sarraut đầu những
năm 1930.
“Các lớp học buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút và buổi
chiều từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút. Các học trò học “gạo” lắm
nhưng chúng tôi vẫn có thì giờ đi “bát” phố (theo lối nói bây giờ gọi là học
rất chăm những vẫn có thì giờ đi dạo phố), cùng ngồi với nhau bên vệ cỏ bờ
hồ Hoàn Kiếm, tổ chức các đội bóng đá và thi đấu với nhau.” Và ông còn
dành thời gian để suy nghĩ về đất nước mình. “Tôi luôn luôn nghĩ đến ngày
đất nước thoát khỏi sự thống trị của người Pháp. Nhiều bạn học chia sẻ ý
kiến này với tôi. Có cả những bạn học các trường khác thường ngồi với nhau
bàn bạc chiến đấu thế nào để giải phóng đất nước. Ý tưởng chính của chúng
tôi là yêu nước như thế nào. Chúng tôi thường nói với nhau những đề tài ấy
bên ngoài nhà trường. Chúng tôi nói theo cách riêng của bọn học trò chúng
tôi. Chúng tôi còn non nớt, thơ ngây lắm, không biết phải chiến đấu như thế
nào”. Đó là những lời than vãn nói lên tình cảnh chung của mọi người hoạt
động cách mạng ở Việt Nam. Quả thật họ không biết phải chiến đấu ra sao.
Khoảng cuối năm 1934, Giáp đỗ tú tài phần thứ hai hay còn gọi là tú tài
toàn phần. Có được bằng cấp nên không phải mất nhiều thì giờ để kiếm việc
làm. Ông đã xin được một chân dạy Lịch sử và Pháp văn ba giờ một ngày tại
Trường tư thục Thăng Long. Trường này do Huỳnh Thúc Kháng làm hiệu
trưởng
. Trường Thăng Long thực sự là nơi hun đúc tình cảm yêu nước và
hoạt động cách mạng, tạo cho Giáp niềm say mê háo hức. Có việc làm, có
thu nhập, ông muốn tiếp tục học lên nữa. Càng ngày ông càng cảm thấy
đảng Tân Việt hoạt động thiếu kỷ luật, ông không còn hăng hái với hoạt
động của Tân Việt và ngày càng quan tâm hơn đến chủ nghĩa cộng sản thuần