thoát hiểm đó như sau: “Khi cảm thấy địch đang đi lùng, chúng tôi phải
phân tán ra ở nhiều hang khác nhau. Có một hôm đi công tác ở cơ sở về trời
vừa mưa xong nhìn vào hang thấy đầy côn trùng, rắn rết…”. Trong những
điều kiện như thế, mỗi khi chạy giặc đi càn, cuộc sống thật đáng sợ. Chúng
ta hãy nghe ông kể tiếp: “Chúng tôi phải uống nước từ trên thác đổ xuống.
Tìm được cái ăn là một chiến công. Chúng tôi chia nhau từng củ sắn, bắp
ngô […]. Đôi khi cả tháng chỉ ăn ngô và thân cây chuối rừng”.
Ẩn nấp trong hang sâu, họ bỏ hàng giờ để bàn về tương lai đất nước.
Võ Nguyên Giáp không quên niềm tin sắt đá của Hồ Chí Minh: “Trong
khoảng 5 năm nữa cuộc cách mạng sẽ thắng lợi và điều mong đợi sẽ tỏa
sáng. Mình chỉ ước nguyện có một điều: đất nước thoát khỏi ách nô lệ, dân
ta có đủ cơm ăn”. Tất cả họ đều biết rằng tương lai của cách mạng thật khó
khăn, phức tạp, khiến Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của ông đã có lúc
cảm thấy bối rối không biết đối phó như thế nào trước những khó khăn gặp
phải. Khi đó Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích những triển vọng của cách
mạng bằng những lời lẽ hết sức bình dị, dễ hiểu.
Một hôm có cán bộ thắc mắc hỏi Hồ Chí Minh: “Làm thế nào thực hiện
được cuộc cách mạng nếu không có súng và lấy đâu ra súng?” Người bình
thản trả lời: “Chúng ta phải dựa vào sức mình là chính rồi có thêm một ít
viện trợ từ bên ngoài. Một khi nhân dân hiểu được ý tưởng tốt đẹp của cách
mạng thì họ sẽ tạo ra sức mạnh không thể nào cưỡng lại được. Mọi việc đều
do nhân dân làm nên. Tất cả vì nhân dân. Người trước, súng sau. Có nhân
dân là có tất cả”. Đó là một bài học mà Võ Nguyên Giáp không bao giờ
quên.
Năm 1941, ngoài việc chuẩn bị vũ trang, Võ Nguyên Giáp mở rộng
hoạt động sang các lĩnh vực khác. Tháng 5 ở Pắc Bó, Võ Nguyên Giáp tham
gia Hội nghị lần thứ 8 mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương. Chính qua hội nghị này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh quan
điểm của Lênin về cách mạng chỉ hướng tới công nhân cần được thay đổi ở
Việt Nam. Người cho rằng sự thay đổi của Việt Nam, thành công của cách