Pa-ru-xi-nốp không muốn công nhận điều đó và cho rằng mật độ mới này
chỉ là suy diễn, và trên thực tế không thể làm như vậy được. Tư lệnh tập
đoàn quân định tổ chức tiến công theo quy định cũ.
Giu-cốp diềm tĩnh và lạnh lùng lắng nghe Pa-ru-xi-nốp hăng say bảo vệ
ý kiến của mình, sau đó nhẹ nhàng, nhưng đầy sức thuyết phục, bác lại mọi
lý lẽ của Pa-ru-xi-nốp.
– Chúng ta cần học cách chiến đấu với một kẻ địch thông minh và mạnh.
Không thể thắng chúng chỉ bằng tiếng hô “xung phong”.
Tư lệnh quân khu yêu cầu tăng thêm mật độ pháo và xe tăng ở đoạn đột
phá. Đồng chí còn nêu một số nhận xét quan trọng khác về tổ chức diễn
tập.
Khi Gh. C. Giu-cốp đi khỏi, một người lại gần tôi, đó là tham mưu
trưởng tập đoàn quân, tướng B. I. A-ru-sa-ni-an. Anh siết chặt tay tôi và
mỉm cười thân thiết.
– Lại chỗ mình đi, I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích. Ta cùng chuyện trò một
lát.
Tôi quen A-ru-sa-ni-an đã từ lâu. Những năm hai mươi, tôi chỉ huy trung
đoàn kỵ binh Lê-ni-na-can thuộc sư đoàn bộ binh Ác-mê-nia trong một thời
gian tương đối dài. Lúc bấy giờ, A-ru-sa-ni-an là hiệu trưởng một trường
của trung đoàn bộ binh 1 cùng sư đoàn, đóng ở Ê-rê-van.
Dù còn trẻ, A-ru-sa-ni-an rất xứng đáng được coi là một trong những cán
bộ chỉ huy triển vọng nhất.
Đồng chí được đề bạt nhanh. Năm 1936 tốt nghiệp xuất sắc Học viện
quân sự mang tên M. V. Phrun-dê, đã từng chỉ huy trung đoàn, sư đoàn, nổi
lên trong các trận chiến đấu ở eo Ca-rê-li-a. Và nay A-ru-sa-ni-an đã là
tham mưu trưởng tập đoàn quân của một quân khu biên giới quan trọng
nhất. đồng chí là người rất có năng lực, thông minh và không hề say sưa vì
chuyện thăng cấp nhanh.
A-ru-sa-ni-an đưa tôi vào căn hầm nhỏ ẩm ướt và không được ấm cúng
lắm. Thỉnh thoảng, những giọt nước lớn từ trên nóc hầm rỏ xuống. Cuộn