CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ - Trang 320

công kích thì bị súng máy địch bố trí ở bên sườn bắn lướt cánh sẻ, buộc các
chiến sĩ phải nằm ép xuống. Các chiến sĩ ta nhìn thấy một thân hình bé nhỏ
đang dán mình xuống đất bò tới khẩu súng máy. Chú bé nấp sau một gò đất
chỉ cách khẩu súng máy địch có vài bước. Lợi dụng lúc địch đang chú ý tới
hướng khác, em nhổm dậy ném lựu đạn. Súng địch câm bặt. Chiến sĩ ta
nhất loạt xông lên công kích. Anh em chạy tới chỗ chú bé. Em đã bị
thương.

– Anh em báo cáo với tôi về việc này, - thiếu tướng mỉm cười. – Tất

nhiên, tôi mắng cậu chuẩn úy của đại đội tại sao cho chú bé đi theo, nhưng
cậu ta cứ khư khư giữ ý kiến của mình: “Thưa thiếu tướng, Li-ô-ni-a của
chúng tôi là một anh hùng!”. Không đành lòng, tôi phải đồng ý cho giữ chú
bé ở lại đại đội.

Hình như tất cả các các cô cậu học sinh các trường học ở ngoại vi thành

phố và ở làng xã chỉ nghĩ làm sao để được ra mặt trận. Tất nhiên, không
cho phép các em làm như vậy. Nhưng nhiều người vẫn vượt qua được mọi
trở ngại và kề vai chiến đấu cùng với cha anh mình.

Tướng Cô-xten-cô, tư lệnh tập đoàn quân 26, để nghị tặng huân chương

cho nữ cứu thương Xcơ-voóc-tsin-xcai-a, con gái một người thọ rèn nhà
máy “Ác-xê-nan” ở Ki-ép. Nữ đoàn viên thanh niên cộng sản 16 tuổi đã
dùng mọi lý lẽ thuyết phục để được ghi tên vào sư đoàn kỵ binh 14. Tư
lệnh tập đoàn quân cho biết người nữ chiến sĩ yêu nước đã cùng hàng chục
chiến sĩ và cán bộ chỉ huy bị thương ngay dưới làn dạn của địch.

Tôi tìm thấy trong cuốn sổ ghi chép cũ của mình một đoạn ghi ngắn: “12

tháng Tám 1941. Làng Pê-sơ-ki, huyện Coóc-xun. Nữ nông rang viên A. C.
Xốp-tsen-cô đã cứu 14 chiến sĩ ta thoát khỏi bàn tay thần chết”. Điều ghi
chép ngắn gọn này gợi lại câu chuyện trong thời kỳ gian khổ ấy, khiến tôi
vô cùng xúc động. Vào nửa đầu tháng Tám, bộ đội ta chiến đấu ở vùng
Coóc-xin bị đẩy lui, để lại trên trận địa ở làng Pê-sơ-ki 12 chiến sĩ và hai
cán bộ chỉ huy bị thương. Nông trang viên Xô-stsen-cô khi đó với 22 hoặc
23 tuổi, trông thấy thương binh. Mặc dù biết có thể nguy hiểm tới tính
mạng, nhưng chị vẫn đón anh em thương binh về nhà mình. Bọn phát-xít ập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.