Kiếc-pô-nô-xơ cau đôi mày rậm, đi đi lại lại trong phòng rồi nói:
– Tôi không thể làm gì khi chưa nhận được văn bản. Vấn đề rất quan
trọng – Rồi đồng chí đập tay xuống bản: - Hết! Chúng ta dừng ở đây.
Yên lặng. Tu-pi-cốp! Đồng chí muốn nói điều gì đó, nhưng Kiếc-pô-nô-
xơ ngắt lời đồng chí:
– Đồng chí Tu-pi-cốp! Đồng chí hãy chuẩn bị bức điện báo gửi Đại bản
doanh. Đồng chí báo cáo về mệnh lệnh của tổng tư lệnh hướng và hỏi xem
chúng ta phải làm gì.
Tối 17 tháng Chín, bức điện báo với nội dung sau đây được gửi về Mát-
xcơ-va:
“Tổng tư lệnh Ti-mô-xen-cô thông qua phó tham mưu phương diện quân
đã truyền đạt chỉ thị miệng: nhiệm vụ chủ yếu là rút các tập đoàn quân
thuộc phương diện quân về sông Pxi-ôn, đồng thời đánh bại những cụm
quân cơ động của địch ở các hướng Rôm-nư, Lúp-nư. Chỉ để lại một lực
lượng tối thiểu để yểm hộ Đni-ép-rơ và Ki-ép.
Chỉ thị bằng văn bản của tổng tư lệnh hoàn toàn không có lệnh rút quân
về sông Pxi-ôn và chỉ cho phép lấy của khu vực cố thủ Ki-ép một phần lực
lượng. thật là mâu thuẫn. Chúng tôi phải làm gì? Tôi cho rằng việc rút bộ
đội phương diện quân về sông Pxi-ôn là đúng. Đồng thời cần bỏ toàn bộ
khu vực cố thủ Ki-ép, thành phố Ki-ép và sông Đni-ép-rơ. Đề nghị các
đồng chí cho chỉ thị ngay”.
Vất vả truyền xong bức điện báo đó, tôi cùng tướng Tu-pi-cốp trầm
ngâm suy nghĩ trước tấm bản đồ với những số liệu cuối cùng về tình hình.
Đối với tôi, một cán bộ tác chiến, đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm,
tấm bản đồ nói lên nhiều điều. Các đơn vị chúng ta chiến đấu bên trong một
hình bầu dục kéo dài từ Bắc xuống Nam. Không có tuyến mặt trận liên tục.
Chỗ nào cũng thấy những lỗ trống, như những vết thương trên cơ thể con
người, chứng minh là ở những khu vực đó, ta không có lực lượng nào để
cản địch. Còn ở những nơi vẫn còn tuyến đỏ của quân ta thì sao? Những