đảm cho bộ đội được ăn nóng. Chúng tôi mang theo toàn bộ trang bị, đồ
dùng; như người ta thường nói: tha cả chổi cùn rế rách. Tóm lại, mọi việc
đều ổn.
Sư đoàn trưởng chỉ lên bản đồ cho tôi thấy đường đi của các đơn vị hành
quân. Trình tự hành quân thật là mẫu mực.
Anh em mang đến cho chúng tôi mỗi người một ca nước chè nóng, thật
là đúng lúc trong cái đêm băng giá này.
– Thế nào ông anh, đã phản bội kỵ binh rồi à? – Bê-lốp hỏi. – Hay số
phận ác nghiệt đã xô đẩy anh vào bộ tham mưu tập đoàn quân.
– Tôi chẳng có gì đáng hối tiếc. Kỵ binh đã làm trọn sứ mạng của nó.
Tương lai bây giờ thuộc về bộ đội cơ giới. Còn về công tác ở một bộ tham
mưu lớn, thì đều có lợi cho mọi người. Do đó, tôi chẳng có điều gì phải băn
khoăn. Còn anh, dân kỵ binh con nhà nói mà lại sang chỉ huy một sư đoàn
bộ binh sơn chiến? Có vấn đề gì chăng?
Bê-lốp chau mày, thở dài:
– Số phận đã an bài như vậy. Mình là người lính. Có lệnh chỉ huy bộ
binh thì mình chỉ huy bộ binh, nếu có lệnh thì mình sư đoàn cơ giới vào
trận. Ôi, còn nếu bây giờ được nhận một sư đoàn kỵ binh thì sướng nhất.
Mọi cái ở đấy đều quen thuộc, thân thương, chứ đâu như ở bộ binh. – Bê-
lốp vỗ nhẹ bàn tay vào bản đồ: - Tôi thấy đội hình kéo dài quá, anh em bộ
binh rất khó vận động trong bão tuyết. Giá như mọi người được lên ngựa!
Và còn thói quen nghề nghiệp nữa chứ: tính toán tốc độ hành quân mình
mình cứ xuất phát từ khả năng của kỵ binh…
Chúng tôi làm việc với Bê-lốp suốt mấy ngày liền, đến khắp các binh đội
đang hành quân và rời khỏi sư đoàn khi toàn bộ sư đoàn đã đến địa điểm
quy định. Tôi thân mật chia tay với Bê-lốp. Khi đó, tôi và anh không hề
biết ràng chỉ ít lâu sau, người kỵ sĩ dũng mạnh đó sẽ lại trở về với môi
trường quen thuộc của mình. Quân đoàn kỵ binh của Bê-lốp lập công xuất
sắc trong những trận chiến đấu bảo vệ Mát-xcơ-va và được tặng danh hiệu
cận vệ…