thông minh thì ngay cả sai lầm cũng có lợi. Tôi tin chắc đồng chí ấy không
bao giờ còn mắc sai lầm như thế nữa.
Đó là khi Clai-xtơ cho xe tăng tiến lên, thì Kha-ri-tô-nốp vội vã cho
chuyển sở chỉ huy, nên mất khả năng điều khiển bộ đội trong một thời gian.
Như tôi đã có lần nói, Tổng tư lệnh tối cao là người thích hỏi cấp dưới
nhìn nhận những bước đi quan trọng của Đại bản doanh, nên đã hỏi ý kiến
Ti-mô-sen-cô về việc sẽ chuyển giao cho đồng chí tập đoàn quân 3 và 13
của Phương diện quân Bri-an-xcơ mà không có cơ quan chỉ đạo tác chiến
của phương diện quân.
Ti-mô-sen-cô suy nghĩ một lát. Đối với đồng chí, phải nhận thêm việc
khi đồng chí muốn tập trung toàn bộ sự chú ý vào cuộc tiến công đã định ở
gần Rô-xtốp, là hoàn toàn không đúng lúc. Nhưng hiểu rằng tình hình
chung đòi hỏi như vậy, Nguyên soái đồng ý với ý kiến của Xta-lin.
Ti-mô-sen-cô nhắc tới cuộc tiến công đang được chuẩn bị để chống lại
Clai-xtơ và đề nghị cho quyết định dứt khoát. Tổng tư lệnh tối cao suy nghĩ
một lát, rồi trả lời là đồng chí tán thành việc tiến hành chiến dịch như đã
được suy tính.
Nói chuyện xong, Tổng tư lệnh mới sực nhớ là chưa giải quyết vấn đề số
phận tiếp theo của bộ tham mưu và cơ quan chỉ đạo tác chiến của Phương
diện quân Bri-an-xcơ được giải thể. Đồng chí nảy ra ý định sử dụng các cơ
quan đó để lập ra bộ tham mưu của mình, vì không có nó nên từ tháng
Chín, đồng chí đã phải chỉ đạo bộ đội trên toàn hướng thông qua bộ tham
mưu Phương diện quân Tây – Nam.
Không muốn trì hoãn việc giải quyết vấn đề này, Ti-mô-sen-cô liên lạc
ngay với Tổng tham mưu trưởng và thông báo:
“Đại bản doanh dự định chuyển giao cho chúng tôi hai tập đoàn quân của
Ê-ri-ô-men-cô. Chúng tôi đồng ý, vì trên thực tế, tập đoàn quân 3 và 13 đã
nằm trong khu vực hoạt động của hướng chúng tôi, do đó, chúng tôi rất
quan tâm. Nhưng chúng tôi đề nghị cho chúng tôi cả toàn bộ cơ quan chỉ
đạo tác chiến của Ê-ri-ô-men-cô, chúng tôi sẽ sử dụng nói để lập ra cơ quan