CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 150

chống lại Việt Minh, trong đó có những tù trưởng Đèo Văn An, Đèo Văn
Long (người Thái), Châu Quản Lộ (người Mán), Voòng A Sáng (người
Nùng). Chỉ có người Tày và Thổ là hợp tác nhiều với Việt Minh, có lẽ vì ở
ngay tại căn cứ địa của cộng sản. Nổi bật trong những lãnh tụ người Tày,
ngoài Hoàng Văn Thụ đã chết, là Chu Văn Tấn, trước là châu đoàn coi lính
dõng cho Pháp, sau theo Việt Minh. Để lấy lòng các sắc dân thiểu số, Chu
Văn Tấn được Hồ Chí Minh đề cử làm Bộ trưởng quốc phòng trong chính
phủ đầu tiên của Việt Minh năm 1945. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông ta bị
Võ Nguyên Giáp thay thế. Sau 1954, Chu Văn Tấn được thăng quân hàm
thượng tướng, giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội, rồi Tư lệnh kiêm chính uỷ
quân khu I. Tuy nhiên đến năm 1977, khi bang giao Việt Hoa bắt đầu căng
thẳng, thì cùng với Lê Quảng Ba, Lý Ban, Chu Văn Tấn bị mất chức, sau
có tin là bị bắt giam. Chu Văn Tấn bị mất chức không phải vì ông ta có
những hành động phản nghịch mà vì uy tín của ông ở vùng biên giới quá
lớn, và ông đã có những liên hệ họ hàng chằng chịt với những người Tày ở
bên kia biên giới, chính quyền Việt nam sợ rằng Chu Văn Tấn có thể bị
Trung hoa khuyến dụ để nổi lên đòi tự trị.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Hoa, Lạng Sơn luôn luôn được coi là một vị
trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công chính của quân Trung hoa. Lý
do là vì địa thế ở đó là vùng đồng bằng. Chiếm được Lạng Sơn là chiếm
được cửa ngõ châu thổ sông Hồng, và chỉ còn một trăm năm mươi cây số
dọc quốc lộ 1 là tới Hà nội. Từ quân nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, đến
nhà Thanh mỗi khi xâm lăng đều kéo quân qua ngả Lạng Sơn. Ngay cả khi
Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống năm 1075, ông cũng kéo quân qua
ngả Lạng Sơn, và từ đó, cùng với phó tướng Tôn Đản đã đánh phá châu
Khâm, châu Liêm và chiếm được châu Ung (Nam Ninh hiện nay).
Sau Lạng Sơn, Lào Cai là một cửa ngõ quan trọng thứ hai thông thương
giữa hai nước. Giữa vùng rừng núi bao la hiểm trở dọc biên giới tây bắc,
chỉ có một trục lộ thuận tiện từ côn Minh qua Lào Cai theo thung lũng sông
Hồng về Hà nội. Nhưng đó là một con đường độc đạo chập chùng qua rặng
Hoàng Liên Sơn, rất dễ bị phục kích, vì thế nên trong lịch sử, khi quân
Minh và quân Thanh tiến đánh Việt nam theo hai hướng, Lào Cai chỉ là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.