Hoàng Dung
Chiến tranh Đông dương 3
P2
Lịch sử tranh chấp Việt Miên trước 1975
Trong lịch sử thế giới, hầu như hai quốc gia lân bang nào cũng có nhiều lần
xảy ra tranh chấp. Biên giới mỗi quốc gia cũng nhiều lần thay đổi, lãnh thổ
mỗi quốc gia có lúc được mở rộng, có lúc bị thu hẹp. Có những quốc gia bị
biến mất, có những quốc gia mới được tạo dựng nên. Mỗi quốc gia đều có
những thời kỳ hưng thịnh hay suy tàn và nguyên tắc mạnh được yếu thua
không những áp dụng cho con người mà còn được áp dụng cho mỗi quốc
gia, dân tộc. Những nguyên nhân chính để xảy ra xích mích thường là vấn
đề kinh tế hay an ninh quốc phòng. Quốc gia nào cũng mong muốn có một
quốc gia láng giềng thân hữu với mình hay tốt hơn, chịu ảnh hưởng của
mình. Nhưng hoàn cảnh khách quan như thế cũng chưa đủ cho một mối
bang giao tốt đẹp giữa hai dân tộc. Nó còn cần có những điều kiện chủ
quan nội bộ. Một khi mà đường lối kinh tế hay cai trị trong nước thất bại,
gây chia rẽ và bất mãn, những nhà cầm quyền thường đổ thừa cho những
yếu tố bên ngoài để bào chữa, và yếu tố bên ngoài dễ dàng nhất là do quốc
gia bên cạnh.
Lịch sử bang giao giữa hai dân tộc Việt Miên trải qua hơn một ngàn năm là
lịch sử những tranh chấp, và những nguyên nhân sâu xa thường là nhu cầu
bành trướng lãnh thổ của Việt nam và sự chia rẽ nội bộ của Campuchia. Từ
hơn một ngàn năm trước, vào thế kỷ thứ ba, khi Việt nam lúc đó có tên
Giao Châu, đang bị Trung hoa đô hộ thì vương quốc Phù Nam đang ở trong
một giai đoạn cực thịnh. Họ đã liên kết với quân Lâm ấp đánh phá đất Giao
Châu (thời Khúc Thừa Dụ), nhưng bị quân Trung hoa đánh bại. Sau đó vì
những mâu thuẫn nội bộ, và vì ở giữa hai nước còn có nước Lâm ấp (sau là
Chiêm Thành) nên hai nước đã không có chiến tranh. Khoảng năm trăm
năm sau, lúc dân Chân Lạp đã chinh phục được Phù Nam, mở mang bờ cõi
đến vùng Nam Lào, thì họ lại cùng quân Nam Chiếu đánh phá biên giới
Giao Châu. Một lần nữa, họ bị quân nhà Đường - lúc đó Bùi Nguyên Dụ