làm Kinh Lược Sứ - đẩy lui. Nước Chân Lạp, Campuchia sau này, sau giai
đoạn cực thịnh, bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn cùng lúc với sự phát
triển của hai quốc gia lân bang phía đông và phía tây là Việt nam và Thái
lan. Việt nam, lúc đó đã thu hồi được độc lập trong hoàn cảnh đặc biệt là
luôn bị đe doạ bởi láng giềng khổng lồ phương bắc, mặt đông giáp biển,
phía tây là dấy Trường Sơn hiểm trở, nên chỉ có thể bành trướng được về
phía nam. Công cuộc xâm chiếm những nước nhỏ, bành trướng lãnh thổ
được gọi một cách giản dị là Nam tiến. Cuộc Nam tiến của Việt nam bất
đầu ngay sau khi Việt nam thu hồi được độc lập. Năm 1069, vua Lý Thánh
Tôn bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ, đòi lấy ba châu để chuộc mạng,
và ba châu đó đã trở nên Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay. Hơn hai trăm
năm sau, địa giới Việt nam lại mở rộng khi vua Trần Anh Tôn gả Huyền
Trân Công Chúa cho vua Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý. Hai châu này,
vua Trần đổi lại tên là Thuận Châu và Hoá Châu.
Từ vùng đất Thuận Hoá này, khoảng ba trăm năm sau, cuộc Nam tiến bắt
đầu trở nên mãnh liệt sau khi Nguyễn Hoàng vào đó để dựng nghiệp, tranh
chấp với họ Trịnh ở phương Bắc. Vì nhu cầu quân sự, kinh tế và chính trị,
các chúa Nguyễn đã phải bành trướng đất đai một cách cấp bách. Cả một
giải đất từ Quảng Bình hiện nay đến mũi Cà Mau đều đã được bành trướng
trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Khởi đầu các chúa Nguyễn đánh
chiếm những đất đai còn lại của Chiêm Thành, lần lượt là Phú Yên, Phan
Rang, Khánh Hoà, Phan Rí và nước Chiêm Thành coi như mất hẳn vào
năm 1697. Một quốc gia có những thời kỳ lịch sử rực rỡ, một nền văn minh
biệt lập, một anh hùng như Chế Bồng Nga từng làm rung động triều đình
nhà Trần, đã bị tiêu diệt. Những gì còn lại chỉ là những tháp Chàm ven biển
miền Trung và những nhóm dân Chàm nhỏ sống rải rác ở Nam Việt nam và
Campuchia. Tới năm 1697, Việt nam trở nên một lân quốc trực tiếp của
Campuchia, lúc đó còn có tên Chân Lạp, và lịch sử những tranh chấp triền
miên giữa hai quốc gia này bất đầu.
Thật ra, trong quan hệ yêu ghét giữa hai dân tộc, đại đa số người Việt ít ai
để ý đến nguyên nhân và tầm mức sự thù hận của người Miên đối với
người Việt. Điều đó dễ hiểu vì trong lịch sử hai dân tộc, chỉ có Campuchia