bị rút ngắn còn có ba ngày. Trên đường đi, Phạm Văn Đồng phải ghé lại
Moscow năm ngày. Thái độ muốn độc lập của Việt nam khiến cuộc tiếp xúc
giữa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Nga Kossygin lúc đó rất lạnh nhạt.
Nhưng chỉ trong vòng hai tuần sau, bầu không khí đó đã thay đổi hẳn.
Trong hai tuần đó, nhiều biến cố đã xẩy ra. Chuyến đi xin tiền Âu châu của
Phạm Văn Đồng hoàn toàn thất bại. Pháp chỉ viện trợ một số tiền nhỏ, còn
các nước Bắc Âu chỉ hứa hẹn lơ là. Tại Paris, cuộc hội đàm giữa Phan Hiền
với Holbrook tan vỡ, và Quốc hội Mỹ đã biểu quyết cấm chính phủ không
được viện trợ cho Việt nam. Tại Việt nam, Trung hoa đã tỏ thái độ bất thân
thiện và Campuchia vừa mở một cuộc tấn công lớn đầu tiên ở biên giới. Bị
lẻ loi, Việt nam không còn con đường nào khác là phải dựa vào Liên xô.
Đầu tháng 5, Bộ Chính trị ra chỉ thị cho Phạm Văn Đồng phải ở lại
Moscow để chờ Lê Đức Thọ từ Hà nội bí mật bay bên đó. Cả hai bắt đầu
thảo luận với những nhà lãnh đạo đảng và chính phủ Liên xô về những điều
kiện viện trợ.
Một mặt cải thiện ngoại giao với Liên xô, mặt khác Việt nam vẫn chưa thể
hy sinh mối quan hệ quan trọng với Trung hoa nên đầu tháng 6-1977, tướng
Giáp sau khi đi Đông Âu và Liên xô về, đem theo một phái đoàn hùng hậu
sang “viếng thăm thiện chí” Bắc kinh. Nhưng chuyến đi là một thất bại
nhục nhã. Nhân vật tương đương của Trung hoa là Bộ trưởng quốc phòng
Diệp Kiếm Anh không ra phi trường đón tiếp, và cũng chỉ để những cán bộ
cấp thấp dự những cuộc hội đàm. Tướng Giáp gỡ thể diện bằng cách tuyên
bố đã bắt được cố vấn Trung hoa trong trận đánh với Campuchia ở biên
giới tháng trước.
Tuy thế nhưng Việt nam vẫn cố gắng, vì nghĩ rằng viễn ảnh một liên minh
Việt nam - Liên xô có thể làm Trung hoa thay đổi ý kiến, nên ngày 8-6-
1977, trên đường từ Moscow về nước. Phạm Văn Đồng lại ghé Bắc kinh.
Lần này, nhờ có hỏi trước, nên Phạm văn Đồng được phó Thủ tướng Trung
hoa Lý Tiên Niệm tiếp đón. Nhưng Phạm Văn Đồng chưa kịp nói gì về vấn
đề viện trợ thì Lý Tiên Niệm đã nêu một danh sách dài những than phiền và
phản kháng. Hai điều phản kháng quan trọng nhất là chính sách đối với
người Hoa ở Việt nam và sự lật lọng của Hà nội về chủ quyền các quần đảo