dàn xếp cho được gặp phái đoàn Campuchia. Cuộc tiếp xúc không đi đến
đâu, hai bên tố cáo nhau đã khiêu khích ở biên giới và đã có những hành vi
dã man, tàn bạo.
Sau khi Phan Hiền về nước, như để cảnh cáo Trung hoa đầu tháng 10-1977,
Việt nam công khai loan báo cuộc viếng thăm của phái đoàn quân sự Liên
xô do tướng Yepishev cầm đầu. Cùng thời gian đó, Trung hoa bắt đầu ồ ạt
chở chiến cụ từ máy truyền tin đến đại bác 130 ly tới hải cảng Komphong
Som để tăng cường cho quân đội Campuchia. Trung hoa cũng cắt giảm
những chuyến bay từ Hà nội đi Quảng Châu xuống từ hai chuyến xuống
còn một chuyến mỗi tuần.
Những tháng cuối năm, những trận đánh ở biên giới Việt nam càng trở nên
khốc hệt. Trước khi mở chiến dịch phản công vượt biên giới đại quy mô,
ngày 21-4-1977, Lê Duẩn qua Trung quốc cầu hoà một lần chót. Lê Duẩn
đã phân trần với Hoa Quốc Phong là mặc dù có những vấn đề khác biệt,
Việt nam đã không bao giờ công khai chỉ trích Trung hoa. và cũng không
bao giờ đứng hẳn về phía Liên xô để bài xích Trung hoa. Có lúc Lê Duẩn
đã phải xuống giọng: “Chúng tôi như những đứa em nhỏ, luôn luôn sát
cánh bên các người anh”. Tuy nhiên, những cố gắng của Lê Duẩn đã thất
bại.
Những khác biệt giữa hai bên trở nên công khai thù địch trong buổi tiếp tân
do Hoa Quốc Phong khoản đãi, trong đó Hoa Quốc Phong tuyên bố sẽ liên
minh với tất cả những quốc gia chống bá quyền. Đáp từ, Lê Duẩn cũng
tuyên bổ cương quyết không để cho bất cứ một lực lượng đế quốc hay phản
động nào vi phạm đến độc lập quốc gia, đồng thời, Lê Duẩn cũng công khai
ca ngợi Liên xô. Trước thái độ đó, cả hai phe trung thành với Mao lẫn phe
thực dụng trong Bộ Chính trị đảng cộng sản Trung hoa đều nhất trí ủng hộ
Khmer Đỏ. Sự rạn nứt Việt - Hoa không còn cách nào hàn gắn. Việt nam
phải đứng hẳn về phe Liên xô, tìm kế hoạch trục xuất người Việt gốc Hoa,
và phản công chống lại Campuchia một cách quyết liệt hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Brother Ennemy, Nayan Chanda, nhà xuất bản MacMilan Publishing
Company New York