CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 73

thế bất lợi trong cuộc tranh đua ngoại giao với Trung hoa. Vì lúc đó, cố vấn
an ninh của Tổng thống Carter, Brzezinski đã bắt đầu để ý đến tình hình
Đông Nam Á.
Ngày 22-9-1978, Holbrook bay lên New York chính thức họp kín với phái
đoàn Việt nam. Trưởng phái đoàn Việt nam lần này là Thứ trưởng Nguyễn
Cơ Thạch. Buổi họp chấm dứt nhanh chóng và Holbrook ngạc nhiên thấy
phía Việt nam lại trở về vấn đề viện trợ. Năm ngày sau, trong buổi họp thứ
hai, trong suốt hơn một giờ, Nguyễn Cơ Thạch vẫn mong muốn Hoa kỳ
cam kết một số tiền, chỉ đến khi Holbrook nản chí sửa soạn ra về thì
Nguyễn Cơ Thạch mới đổi giọng, bằng lòng thiết lập ngoại giao không điều
kiện, nhưng đòi hai bên phải ký ngay một thông tư sơ bộ, còn những văn
kiện ngoại giao chính thức sẽ được ký hai tuần sau, khi Ngoại trường
Nguyễn Duy Trinh đến New York tham dự Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Dù cho Holbrook không chịu ký một văn kiện nào, nhưng bầu không khí đã
lạc quan trở lại, và công cuộc bình thường hoá bang giao coi như đã được
giải quyết. Hai bên không ngờ là đã có những trở ngại khác.
Một tuần sau, ngày 3-10-1978, cũng tại New York, có một buổi họp khác
được triệu tập, lần này giữa hai phái đoàn của ngoại trưởng Vance và ngoại
trưởng Trung hoa Hoàng Hoa. Cuộc hội đàm đó bế tắc vì Hoa kỳ vẫn muốn
có liên lạc ngoại giao không chính thức và buôn bán vũ khí với Đài loan.
Đồng thời tin tức về phong trào thuyền nhân bị tống xuất khỏi Việt nam,
việc quân Việt nam tập trung dọc biên giới Campuchia đã khiến Tổng
thống Carter phân vân. Cuối cùng, trong một cuộc họp tại Toà Bạch ốc, sau
khi nghe Leonard Woodcock, người trưởng phái đoàn đầu tiên sang thăm
thiện chí Việt nam, lúc đó là trưởng phái bộ liên lạc Hoa kỳ ở Bắc kinh, cho
là bang giao với Việt nam trong lúc này sẽ nhận chìm triển vọng bang giao
với Trung hoa. Tổng thống Carter quyết định trì hoãn ngày thiết lập bang
giao với Việt nam để có thể dễ dàng thương thuyết với Trung hoa.
Ngày 30-10-1978, Phụ tá Ngoại trường Oakley lên New York gặp Trần
Quang Cơ, ông ta cho Trần Quang Cơ biết là việc bình thường hoá phải
hoãn lại vì ba vấn đề: thuyền nhân tị nạn, tình trạng thù nghịch với
Campuchia, và mối quan hệ giữa Việt nam và Liên xô. Dù cả hai bên đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.