CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG 3 - Trang 80

cũng tổ chức những đơn vị được gọi là “hải quân đánh bộ”. Không quân
Việt nam có quân số khoảng hai chục ngàn. Ngoài những phi cơ A37, F5 và
một số phi cơ vận tải và trực thăng của không quân Việt nam cộng hoà để
lại, là những phi cơ MiG 21, MiG 23 và những phi cơ trực thăng võ trang
do Liên xô viện trợ. Tất cả có hơn một ngàn phi cơ, được chia thành những
không đoàn chiến đấu, vận tải, trực thăng và huấn luyện. Ngoài ra còn có
một không đoàn oanh tạc cơ. Bộ tư lệnh không quân trú đóng tại phi trường
Bạch Mai. Năm 1979, Tư lệnh không quân là Đào Đình Luyện, Tư lệnh
phòng không là Hoàng Văn Khanh. Tư lệnh radar Nguyễn Xuân Mậu.
Cũng như quân đội của những nước cộng sản khác, quân đội Việt nam nằm
trong sự kiểm soát chặt chẽ của đảng. Những chức vụ chỉ huy trong quân
đội đều do những cán bộ quan trọng nắm giữ. Tuy ở những cấp từ trung
đoàn trưởng trở xuống, đôi khi vì nhu cầu chiến trường, cán bộ có khả năng
chỉ huy không đủ nên một số sĩ quan dù có ít thành tích chính trị vẫn được
giao chức vụ chỉ huy, nhưng vẫn bị chính uỷ lấn lướt. Ngoài chính uỷ ra,
mỗi đơn vị lại còn có chủ nhiệm phòng hay ban chính trị.
Tuy quân số của Việt nam đứng vào hàng thứ tư, sau Trung hoa, Liên xô và
Hoa kỳ (sau 1980, với quân số hơn hai triệu, đã vượt Hoa kỳ và nhây lên
hàng thứ ba), và có một số lượng chiến cụ dồi dào như thế, quân đội Việt
nam cũng có nhiều khuyết điểm. Trước hết là tình trạng tâm lý. Sau hơn hai
chục năm chiến tranh, tinh thần quân đội lẫn nhân dân đều mỏi mệt. Ngoài
những tân binh miền Nam bị bất đi nghĩa vụ một cách miễn cưỡng, tân binh
miền Bắc cũng không còn dễ dàng để bị mù quáng tuyên truyền như trước
nữa. Sau đó là tất cả phương tiện chiến tranh đều lệ thuộc vào Liên xô, từ
những phi cơ tên lửa tối tân đến từng viên đạn súng cá nhân AK47, còn
những vũ khí mà quân đội Việt nam cộng hoà bỏ lại dần dần bị phế thải vì
thiếu bảo trì và không có cơ phận thay thế. Đội ngũ sĩ quan, phần lớn ít
học, hồng nhiều hơn chuyên, nên chỉ mạnh về chiến tranh du kích và cổ
điển, không thể hiện đại hoá. Bù đắp lại, họ có một đội quân đông đảo, hoả
lực dồi dào, sự chỉ huy thống nhất, những cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm.
Binh lính tuy không còn tin và chiến đấu cho xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn
còn truyền thống dũng cảm, khôn ngoan và tự trọng. Trong cuộc chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.