Đông dương thứ ba, giới lãnh đạo cộng sản lại một lần nữa lấy cớ đất nước
bị tàn phá ở biên giới Tây Nam và bị xâm lăng ở biên giới phía Bắc để lợi
dụng lòng yêu nước của binh lính. Tuy nhiên, sau khi chính quyền Pol Pot
bị sụp đổ, quân Trung hoa đã rút về nước, tinh thần bộ đội sa sút nghiêm
trọng, mầm mống bất mãn đã nổi lên, đưa đến sự mất chức của Văn Tiến
Dũng và Chu Huy Mân. Quân đội đó có thể bảo vệ đất nước chống Trung
hoa, có thể tiến chiếm Campuchia trong một thời gian ngắn nhưng vẫn
chưa được coi như một đội quân hiện đại để trở nên một mối đe doạ trầm
trọng cho nền an ninh trong vùng, tương xứng với cái bề ngoài về quân số
và khối lượng võ khí khổng lồ của họ. Với sự chia rẽ của khối cộng sản lúc
đó, đội quân đó đã hoàn toàn chỉ trông cậy vào Liên xô và dĩ nhiên, sẽ chỉ
được giúp đỡ khi thi hành những đường lối phù hợp với quyền lợi của Liên
xô. Một yếu tố quan trọng khác là không giống như trong hai cuộc chiến
tranh trước, lần này đối thủ của bộ đội Việt nam đều là hai đội quân cộng
sản, nên tất cả đều có ưu thế chiến thuật chung của quân đội cộng sản là
binh sĩ ít nhiều đã bị nhồi sọ. Người lính trong đơn vị hay gia đình ở hậu
phương, tất cả đều bị kiểm soát chặt chẽ và liên đới chịu trách nhiệm nên
dù có bất mãn cũng không có con đường chọn lựa nào khác. Tại
Campuchia, Trung hoa hay Việt nam, cấp chỉ huy chỉ cần đạt được mục
đích chứ không cần để ý đến tổn thất sinh mạng hoặc áp lực của báo chí, dư
luận hay Quốc hội.
Trong trận chiến Đông dương thứ ba, khi quân đội Trung hoa đánh vào biên
giới phía Bắc, lực lượng tham chiến chính của Việt nam là những đơn vị
chủ lực của các quân khu I, II, III và một số sư đoàn tăng phái từ quân khu
IV. Ba quân đoàn chính quy bị kẹt lại tại Campuchia quân đoàn I đóng
quanh Hà nội dùng làm trù bị.
Trong khi đó, tại mặt trận biên giới Tây Nam, nằm sát bên lãnh thổ
Campuchia là các quân khu V, VII và IX. Mặt trận thuộc quân khu V không
quan trọng lắm vì đó là miền rừng núi, ít trục lộ giao thông. Khác với ở trận
chiến Đông dương thứ hai, chiếm được vùng rừng núi Tây Nguyên là chia
cắt được miền Nam Việt nam. Lần này, mục tiêu chính của Campuchia là
Sài gòn và châu thổ sông Cừu Long. Do đó mà mặt trận biên giới quân khu