không nhìn thấy nó, không nghe nó. Ngay cả hôm nay, tôi không thể nghe
tiếng máy bay. Tôi không bao giờ đi máy bay..
“Trước chiến tranh, tôi đã suýt lấy chồng. Với thầy dạy nhạc của tôi. Một
câu chuyện điên rồ. Tôi yêu thật sự. Và anh ấy cũng vậy. Nhưng mẹ không
cho: tôi còn quá trẻ!
Chẳng bao lâu, chiến tranh bùng nổ. Tôi xin ra trận. Tôi muốn đi khỏi
nhà. Được trở thành người lớn. Ở nhà, mọi người khóc và giúp tôi chuẩn bị
hành lý. Tất ấm, đồ lót...
Tôi nhìn thấy một người bị giết ngay ngày đầu tiên. Một mảnh pháo tình
cờ bay vào sân trường nơi chúng tôi đặt bệnh viện và làm tử thương ông
fieldscher của chúng tôi. Người ta vừa mới đưa chúng tôi đến mặt trận... Và
tôi nghĩ: ”Để lấy chồng, mẹ quyết định là tôi còn quá nhỏ, nhưng để chiến
đấu, thì không... Đi chiến đấu, thì được...”“
“Chúng tôi vừa đến... chúng tôi vừa triển khai bệnh viện, lập tức tràn
ngập một lô thương binh, thì nhận lệnh: phải di chuyển. Người ta chở đi
một phần quân số của chúng tôi, chỉ một phần thôi. Không đủ xe để chở
hết. Người ta giục chúng tôi: “Để họ lại... Các cô, các cô phải đi…Ta chuẩn
bị đi, họ nhìn ta, mắt họ dõi theo ta. Tất cả ở trong ấy, trong cái nhìn ấy: nín
nhịn, giận dữ... Và buồn vô cùng! Buồn vô cùng! Những ai còn đứng được
trên đôi chân ra đi cùng chúng tôi. Những người khác ở lại. Và ta không
còn giúp được ai trong số họ, ta không không dám ngước mắt lên... Tôi còn
trẻ. Tôi khóc hết nước mắt…
“Khi chúng ta chuyển sang tấn công, chúng tôi không để một thương
binh nào lại phía sau. Chúng tôi thu nhặt cả bọn Đức. Tôi có làm việc với
chúng một thời gian. Tôi quen với việc đó và tôi chạy chữa cho chúng, như
chẳng có chuyện gì. Nhưng khi tôi nhớ lại năm 1941, số phận chúng dành
cho các thương binh của chúng ta, tôi có cảm giác không bao giờ có thể đến
gần bất cứ tên nào. Và rồi hôm sau, tôi vẫn lại chữa cho chúng.”
“Điều gì đã ở lại với tôi, điều gì đã khắc sâu trong ký ức tôi? Trước hết là
sự im lặng, sự im lặng kỳ lạ trong phòng thương binh nặng... Họ không