Vài ngày sau, bệnh viện di chuyển sang chỗ khác và chúng tôi bị một
trận bom dữ dội. Chúng tôi nấp trong một cánh đồng khoai tây; nhưng
trước đó trời mưa. Cô có thể tưởng tượng chiếc áo dài vải voan và đôi dép
của tôi đã trở thành thứ gì... Ngày hôm sau tôi mặc quân phục. Hoàn chỉnh.
Con đường kinh khủng của tôi đã bắt đầu như thế đó... Cho đến nước
Đức...
Năm 1942, những ngày đầu tháng Giêng, chúng tôi vào làng Afonevka,
vùng Koursk. Trời cực rét. Hai ngôi nhà trong trường học chật ních thương
binh, người nằm trên cáng, người nằm dưới đất, trên rơm. Chúng tôi thiếu
xe và xăng để chuyển tất cả về hậu phương. Giám đốc bệnh viện quyết định
tổ chức một đoàn xe trượt bằng cách trưng dụng mọi thứ tìm được trong
làng Afonevka và các làng lân cận. Sáng hôm sau đoàn xe đến. Tất cả ngựa
kéo đều do phụ nữ điều khiển. Trong xe chất chăn chế tạo thủ công, áo
lông, gối và thậm chí cả chăn len. Cho đến hôm nay, tôi không thể nhắc lại
cảnh ấy mà không ứa nước mắt. Cảnh tượng kỳ lạ. Mỗi người phụ nữ chọn
một thương binh và chuẩn bị cho họ lên đường vừa khấn thầm: “Con trai
yêu quý của ta”, “Hãy lên đường, người ta yêu thương nhất!”, ”Đi nhé, anh
thân yêu”, “Ôi, anh thương yêu!” Mỗi người đều mang từ nhà đến một ít
thức ăn, kể cả khoai tây còn nóng. Họ quấn các thương binh trong những
thứ họ có được, cẩn thận đặt các anh vào xe trượt. Tôi vẫn còn nghe vẳng
bên tai lời cầu khấn, lời than thở dịu dàng của những người phụ nữ: “Ôi!
anh thương yêu! Ôi, anh thương yêu!” Tôi tiếc đã không hỏi tên những
người phụ nữ ấy. Thậm chí tôi ân hận...
Tôi cũng nhớ lúc chúng tôi tiến qua Biélorussi đã được giải phóng và các
làng nơi chúng tôi qua không hề gặp một người đàn ông. Cứ như ở đâu
cũng chỉ còn đàn bà...”
Elena Ivanovna Varioukhina, y tá
IM LẶNG CỦA CUỘC SỐNG VÀ VẺ ĐẸP CỦA HƯ CẤU