“THƯA QUÝ CÔ, QUÝ CÔ CÓ BIẾT MỘT PHÂN ĐỘI
TRƯỞNG CÔNG BINH CHỈ SỐNG HAI THÁNG...”
T
ôi thường hay hỏi nhất về những điều gì? Tôi muốn hiểu điều gì nhất?
Hẳn các câu tôi thường hỏi nhất là về cái chết. Về các mối liên hệ của họ
với cái chết bởi vì cái chết thường xuyên quẩn quanh bên họ. Cũng gần họ
như sự sống. Tôi cố hiểu xem làm sao có thể thoát được nó ở trong trải
nghiệm hấp hối bất tận ấy.
Và có thể chỉ kể về điều ấy không? Nếu có thì người ta sẽ kể gì? Nếu
không thì vì sao? Điều gì là có thể với tới được bằng lời nói và bằng cảm
xúc của chúng ta?
Đôi lúc, tôi trở về nhà sau một loạt cuộc trò chuyện với ý tưởng rằng đau
khổ, ấy là cô đơn. Đơn độc tuyệt đối. Những lần khác, rằng dường như đau
khổ là một hình thái nhận thức đặc biệt. Một kiểu thông tin cốt yếu. Nhưng
đối với chúng ta, trong đau khổ có một điều gì đó có tính chất tôn giáo, có
tính chất gần như là nghệ thuật. Chúng ta là một nền văn minh riêng biệt.
Một nền văn minh nước mắt. Tuy nhiên, ở đấy phơi lộ ra với ta không phải
chỉ là cái ti tiện mà còn cả cái cao cả. Bất chấp tất cả, con người đã đương
đầu được. Nó cao lớn lên. Và giữ lấy vẻ đẹp của nó.
“Khi chúng tôi đi ra trận, chúng tôi đã là sĩ quan... Những thiếu úy...
Người ta đã đón tiếp chúng tôi thế này: “Hoan hô các cô gái! Rất hay là các
cô đã đến đây. Nhưng chúng tôi sẽ không gửi các cô đi đâu hết. Các cô sẽ ở
lại chỗ chúng tôi, ở Bộ tham mưu.” Họ đã đón tiếp chúng tôi như thế ở Bộ