CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ - Trang 329

“Vừa bước xuống tàu tôi đã đòi ra tuyến đầu. Một đơn vị đi qua đó, tôi

liền đi theo. Hồi đó, tôi có ý nghĩ là nếu, thay vì ở phía sau, tôi ra tuyến
đầu, thì tôi sẽ trở về nhà sớm hơn, dù tôi chỉ được lợi một ngày. Tôi đã để
mẹ ở nhà một mình. Các cô gái chỗ tôi vẫn còn nhớ: “Cô ấy không chịu ở
lại trạm cứu thương.” Đúng thế, tôi đến đấy, tôi tắm rửa, tôi thay đồ lót và
ra ngay chiến hào. Ở tuyến đầu. Tôi không nghĩ đến mình. Tôi bò, tôi
chạy... Chỉ có mùi máu. Tôi không bao giờ quen được cái mùi ấy.

Sau chiến tranh, một thời gian tôi làm nữ hộ sinh trong một nhà hộ sinh,

nhưng đã chóng bỏ việc. Tôi bị dị ứng với mùi máu, đơn giản thôi: cơ địa
tôi không chịu chấp nhận nó. Tôi nhìn thấy quá nhiều máu trong chiến
tranh đến nỗi tôi không thể chịu đựng nó được nữa... Tôi đã rời nhà hộ sinh
để chuyển sang phòng cấp cứu. Tôi bị chứng mày đay và cảm giác ngạt
thở.

Và ngày tôi cắt cho mình một áo lót bằng vải đỏ, thì hôm sau, cánh tay

tôi đầy những vết. Những mụn rộp. Cơ địa tôi không chấp nhận cả mùi máu
lẫn vải đỏ, hoa đỏ, dù là hoa hồng hay cẩm chướng. Không được đỏ...”

Maria Iakovlevna Iejova,

trung úy cận vệ, y tá trưởng

“Chiến tranh đã chấm dứt... Mà tôi còn giữ những mối quan hệ với cái

chết rất lâu...

Chúng ta khánh thành đường xe điện ngầm đầu tiên ở Minsk. Tôi ở trên

chuyến tàu ấy, khi tàu dừng đột ngột. Mọi người la lên, những người phụ
nữ khóc: “Một người chết! Một người chết!” Và tôi, tôi ở lại một mình trên
toa tàu không thể hiểu vì sao người ta lại bị xúc động đến thế quanh tôi. Tôi
không có cảm giác một sự kiện bi thảm. Ở mặt trận tôi đã nhìn thấy bao
người chết. Còn mới đây thôi mà. Vì thế tôi đã không có phản ứng. Tôi đã
quen sống giữa họ... Lúc nào chúng tôi cũng bị vây quanh bởi những người
chết...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.