nhiều tác giả
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía
Ai chiến thắng?
Trần Trọng Hoàng Bách
Đọc bài ông Nhật Tuấn trả lời phỏng vấn của talawas tôi đã thấy là lạ, đến
khi đọc ý kiến của các ông Nguyễn Viện và Đỗ Trung Quân thì tôi phải la
hoảng: Trời đất mẹ mìn(h) ơi, té ra chẳng ông nào bây giờ nhận mình là ở
phía chiến thắng trong cái cuộc chiến mà một bên thì thắng oanh liệt và
một bên thua trắng kia nhỉ! Tỉ số cuộc đấu súng, đấu bom, đấu xác người,
đấu hệ tư tưởng, kéo dài đến hơn hai thập kỷ đó hình như không phải là hoà
0-0?
Nhưng tôi lại nhớ hồi chiến tranh Iraq mới nổ ra, talawas có chạy dòng chữ
chống chiến tranh: „Bên nào thắng, nhân dân cũng bại!“ mà tôi cũng lấy
làm gật gù. Hay ba ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo ấy là... nhân dân?
Hình như cũng không phải, vì ba ông cũng không nhận mình là ở phe...bại.
Ông Nhật Tuấn: „Tôi không có cảm giác mình là ‚phe chiến thắng’ mà chỉ
là dân ngụ cư.“ Ngụ cư không đồng nghĩa với bại, vậy ông Nhật Tuấn
không thắng, không bại. Ông Nguyễn Viện: „Tôi chưa bao giờ thấy mình
chiến thắng hay chiến bại“. Vậy ông Nguyễn Viện cũng không. Ông Đỗ
Trung Quân: „Tôi không có khái niệm kẻ thắng, người bại.“ Hay thật. Lạ
thật. Vậy ông Đỗ Trung Quân càng không, không tới mức „không có khái
niệm“ về thắng-bại nữa. Các ông ấy là những nhà văn. Các ông ấy đứng
trên, đứng ngoài sự thắng-bại, không có cả khái niệm về sự thắng-bại của
một cuộc chiến cực kì khốc liệt trong lịch sử Việt Nam cùng những hậu quả
không thể gọi là nhỏ của nó đối với hàng chục triệu người và mấy thế hệ
liên tiếp nhau.
Thế ra ba ông nhà văn ấy sinh nhầm chỗ, nhầm thời, không đâu mà bị
vướng vào cái cuộc chiến tranh khỉ gió ấy hay sao?
Thưa không đâu ạ. Không phải ngẫu nhiên mà ba ông đều còn được cầm
bút viết lách dù là để: