không có quốc tịch và cả những công dân tại Mỹ?
Lạ lùng hơn nữa, tại sao trí nhớ chiến tranh không cho phép chúng ta nói
được điều gì ngoại trừ ủng hộ chiến tranh Mỹ tại Afghanistan và Iraq?
Không lẽ tù nhân Afghan và Iraqi bị chà đạp nhân phẩm và hành hình đến
chết không có gì giống số phận của tù nhân cải tạo Việt Nam? Có thể nào
nó không giống vì tù Việt Nam có mức độ vi phạm nhân quyền nhẹ hơn
chăng? Vì cai ngục Việt Nam không hàng loạt toe toét đứng chụp ảnh đang
hành hình tù nhân để khoe bạn?
Cũng không phải cộng đồng Việt di dân không thể tìm ra được lối ứng xử
đa dạng. Trong những suy tư, trăn trở được ghi lại bằng số lượng văn
chương nghệ thuật khổng lồ trong suốt 30 năm của người Việt trên khắp thế
giới, chúng ta đã từng ghi nhớ nhiều câu chuyện khác nhau về quá khứ,
phức tạp, buồn vui. Trong những nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ
(NGOs) do chính người Việt tổ chức, cử chỉ xoa dịu nổi đau của nhau chính
là sự nhìn nhận hậu quả của đàn áp, của nghèo đói bất công, của những
biến cố lịch sử. Có thể chăng chúng ta mang những thái độ chừng mực và
nhân bản này vào tầm nhìn chính trị? Chúng ta có thể gay gắt chỉ trích bất
cứ nhà nước nào đàn áp, gây ra bất công, nghèo đói. Nhưng chúng ta không
cần phải khóa trái cửa tự nhốt mình trong một giọng kể về mối tương quan
với nhà nước đó, với một quá khứ đơn thuần—ai không ‘chống cộng’ tất
mang ký hiệu của kẻ thù, của kẻ phản bội, hoặc ai không ủng hộ chính sách
của nhà cầm quyền ở Việt Nam hay ở Mỹ tất phản quốc.
Tuần trước, ông Bộ Trưởng Nội Vụ Do Thái khai quật một hình ảnh trong
trí nhớ của ông ta. Nhìn những người đàn bà trong trại tị nạn Palestine ở
Gaza bới móc trên những căn nhà bị lính Do Thái vừa san bằng trong một
chiến dịch đẫm máu, ông ta nhớ lại hình ảnh người bà của ông ta cũng đã
lang thang trên đống gạch vụn như thế thời Ðức Quốc Xã. Lập tức, ông ta
bị phản đối, bị dọa nạt bởi những người Do Thái muốn giữ căn cước mình
được đóng dấu bằng cốt truyện độc quyền nạn nhân lịch sử. Ở giây phút đó,
ông Bộ Trưởng đã định hình cho mình vừa là người Do Thái với trí nhớ
lịch sử, vừa là một người nhân bản. Rất tiếc ông đã phải im lặng sau đó vì
áp lực của những người Do Thái theo định nghĩa đơn độc và bít kín, phủ