CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 102

viết „kiếm cơm“ trong chức Trưởng ban văn hoá-văn nghệ của báo
Thanh Niên một thời như ông Nguyễn Viện,

viết „kiếm sống“ bằng nghề nghiệp và trong chức biên tập viên Chi
nhánh TPHCM của NXB Văn Học một thời như ông Nhật Tuấn,

viết „lăng nhăng“ (lời tự nhận của ông Đỗ Trung Quân chứ không phải
lời của tôi-TTHB) in đều đều trong một chức vụ không „còm“ gì ở
báo Tuổi Trẻ một thời như ông Đỗ Trung Quân.

Các cơ quan như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Văn Học
đều không phải là những cái chợ đuổi. Không phải ông Nhật Tiến mà là
ông Nhật Tuấn được làm ở đó, có đúng không nào? Nếu so với những nhà
văn cũng Sài Gòn cả đấy (định cư hay ngụ cư gì không bàn) muốn „kiếm
cơm“, „kiếm sống“, „viết lăng nhăng“ bằng ngòi bút của mình lắm mà
không được phép, thì cả ba ông thắng to là điều ai cũng thấy, chỉ có bản
thân các ông không muốn thấy. Hay các ông cho đó chẳng qua là sự may
mắn cá nhân, như anh này trúng xổ số anh kia trúng cá?
Tôi chẳng có vấn đề gì với sự may mắn của các ông, nhưng điều cực kỳ
đáng buồn mà các ông không muốn thừa nhận là sự may mắn của các ông
liên quan rất mật thiết đến sự bất hạnh của những người khác, mà số người
bất hạnh ấy thật không nhỏ tí nào. Tôi muốn nói rõ là tôi không quy trách
nhiệm hay đánh giá sai đúng thiện ác gì ở đây. Lịch sử nó thế, chẳng ai làm
lại được lịch sử. Nhưng tôi muốn nói rằng những vết thương mà cuộc chiến
tranh ấy để lại sẽ không bao giờ được hàn gắn nếu người ta cứ coi như
chúng... đã được hàn gắn. Thực tế cho thấy là còn rất nhiều vết thương lớn
vẫn chưa hề được đụng đến. Người ta chỉ lờ chúng đi, hễ ai đụng vào thì bị
quy ngay cho cái tội to vật vã là „khoét sâu vào vết thương đã ăn da non“.
Kinh thật. Lời phát biểu của ông Nhật Tuấn về các ông Nguyễn Viện, Đỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.