CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 125

khi thành lập Liên hiệp quốc để “gìn giữ hòa bình”, nhân loại – hay đúng ra
là một phần của nhân loại - đã vội vã thành lập UNESCO, cái tổ chức quốc
tế mà sứ mạng tối hậu là cổ xúy cho một “văn hóa hòa bình”. Cứ nhớ, từ
thuở hồng hoang, lịch sử loài người đã gắn liền với lịch sử của chiến tranh
như thế nào rồi và, tính ra, có chương sử nào của chúng ta mà không bay
mùi gươm giáo hay lửa đạn? Vấn đề là mỗi thời đại con người lại có mỗi
phương thức và ý thức thí mạng đặc thù. Từ chỗ va chạm giữa các bộ lạc,
trò thí mạng kia đã dần dà leo thang đến màn xung đột giữa cách lãnh địa,
giữa các nền quân chủ, giữa các quốc gia, giữa các ý thức hệ để rồi, nói
theo ông Samuel Huntington, leo thang đến sự đụng độ giữa các nền văn
minh. Mà trong từng thời đại, không phải cuộc chiến nào cũng giống cuộc
chiến nào. Có những cuộc chiến bất khả kháng, không thể không diễn ra.
Có những cuộc chiến phiên lưu, thí nghiệm. Có cả những cuộc chiến như
đùa, như điên. Rồi chúng diễn ra với những quy mô lớn bé và những mức
độ chóng chầy khác nhau, vận dụng những mức độ nội lực hay ngoại lực
khác nhau và thu hút những mối quan tâm chú ý, ủng hộ hay phản đối khác
nhau. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến đặc thù mà văn hóa Việt
Nam cũng là một nền văn hóa đặc thù thì, thật hiển nhiên, thứ “văn hóa
chiến tranh” của nó cũng đầy tính đặc thù. Cái đặc thù của một xứ sở nhỏ
và nghèo vào hàng bậc nhất nhưng lại gánh chịu một cuộc chiến lớn và...
giàu vào hàng bậc nhất. Cái đặc thù ở tính khập khiễng giữa một mô thức
kinh tế- xã hội lạc hậu vào hàng bậc nhất so với một mô thức chiến tranh
“tiên tiến” vào hàng bậc nhất, hiểu như một sự đụng độ giữa hai ý thức hệ,
như một vệt cháy nóng bỏng giữa mối xung đột toàn cầu lạnh lẽo như băng.
Một xứ sở nhược tiểu chỉ quanh đi quẩn lại với những họat động nông
nghiệp cò con thế mà có thể lì lợm và say sưa với một cuộc chiến có ý
nghĩa mang tầm thời đại nhất hạng, dai dẳng và dữ dội nhất hạng, sử dụng
những vũ khí hiện đại nhất hạng và làm tốn kém giấy mực của thế giới nhất
hạng thì, “tổn thất đầu tiên của sự thật", nói theo Hiram Warren Johnson, là
cái sự thấy mình... nhất hạng. Nét đặc thù nhất của văn hóa chiến tranh Việt
Nam, như thế, chính là chứng bệnh vĩ cuồng.
Như một hệ lụy văn hóa, bệnh vĩ cuồng biểu lộ ở những tầm mức khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.