nhau, tập thể và cá nhân, vi mô và vĩ mô. Ở mức độ tập thể và vĩ mô, nếu
bệnh hoang tưởng “mình là nhất” từng dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa
kỳ thị chủng tộc hay chủ nghĩa nô lệ, dẫn đến những cuộc phiên lưu quân
sự điên rồ hay những thảm họa diệt chủng tồi tệ thì, với chúng ta, căn bệnh
đó đã đưa đến tâm lý bảo thủ, ngạo mạn, tự tôn và bài ngoại. Ở mức độ cá
nhân và vi mô, nếu bệnh vĩ cuồng khiến từng cá nhân hay từng phe nhóm
cảm thấy mình “nhất hạng” theo cuộc chiến thì, sau khi chiến tranh chấm
dứt, họ sẽ không chịu nhìn vào sự thật, sẽ cố che giấu sự thật để cố níu kéo
cái sự “nhất hạng” theo góc nhìn của mình. Cứ nhớ, những người Ðức quốc
xã đã hoang tưởng về sự cao quý và sự yêu nước hơn ai hết của dân tộc
mình như thế nào? Cứ nhớ, những lãnh tụ Khmer Ðỏ đã hoang tưởng như
thế nào về năng lực của dân tộc mình để lao đầu vào những cuộc phiên lưu
quân sự điên rồ và một cuộc thí nghiệm ý thức hệ ngu xuẩn như thế nào?
Nghĩ rằng tổ tiên mình đã dựng được những kỳ quan như Ðế Thiên – Ðế
Thích, nghĩ rằng mình đã đánh thắng một kẻ thù hùng mạnh như đế quốc
Mỹ, họ hoang tưởng rằng họ có thể làm được tất. Rồi để ý, những vinh
quang rất là... cầu toàn khi mà, liên miên, sau những 5, 10, 15, 20, 25, 30,
35, 40, 45 rồi 50 năm, chiến thắng Ðiện Biên lại được rầm rộ kỷ niệm như
thế nào trong khi cái giá phải trả cho chiến thắng ấy vẫn còn là một bí mật
cấm kỵ
. Ðể ý đến những âm hưởng “tiếng sắt tiếng vàng chen nhau” của
cuộc chiến gắng gượng cả gần ba mươi năm sau ngày chiến tranh kết thúc.
Ðể ý đến những cựu chiến binh đã gần nửa đời gắn bó với một cuộc chiến
và một màu cờ sắc áo, những người mà, quanh đi quẩn lại, chỉ có thể tìm
thấy ý nghĩa ở sự tồn tại của mình dưới màu cờ ấy và cuộc chiến ấy. Tập
thể ấy không còn, ý nghĩa sự tồn tại của họ không còn. Cuộc chiến ấy mà bị
lãng quên, tập thể của họ sẽ bị lãng quên. Và họ trở nên gắn liền với tập
thể. Họ trở thành một bộ phận hữu cơ của tập thể và làm mọi cách để có thể
tồn tại một cách có ý nghĩa.
Mà thực. Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng / Ðến em thơ cũng hóa anh hùng / Ðến
tre xanh cũng hóa thành vũ khí / Ðến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ (Tố
Hữu): có cuộc chiến chúng ta mới cảm thấy mình “lạ lùng”, thấy mình