CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 127

thoát khỏi thân phận nhỏ nhoi, nhược tiểu. Có cuộc chiến, chúng ta thấy
mình vĩ đại hẳn lên và trở thành “cái gì đó” của nhân loại. Có cuộc chiến,
chúng ta mới thấy mình yêu nước, gan lỳ và thiện chiến hơn bất cứ dân tộc
nào khác. Có cuộc chiến, mỗi lần ra ngõ chúng ta mới gặp... anh hùng,
những lớp người trước kia hầu như chỉ hiện diện trong những điện thờ hay
trong mấy trang sử. Có cuộc chiến, chúng ta cảm thấy mình trở thành
“lương tri của loài người”, cảm thấy rằng mình đang cao cả hy sinh, không
chỉ để cứu mình còn để cứu cả nhân loại: Ta vì ta vì ba chục triệu người /
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời
(Tố Hữu). Cứ như là Thánh Gióng huyền
hoặc của thuở nào, từ thân phận nửa thuộc địa nửa phong kiến chúng ta lại
vươn vai đứng dậy, không làm “tiền đồn xã hội chủ nghĩa” thì cũng làm
“tiền đồn thế giới tự do”. Mà kể ra thì chiến tranh cũng đã... tiếp thị cho cái
tên và cho thế giá của Việt Nam thật. Cứ nhớ, từ lối nói “An-nam-mít” đầy
khinh miệt thời nào vậy mà, với cuộc chiến, tình thật hay đãi bôi, lại xuất
hiện dăm ba kẻ khác thường sống cách xa nửa vòng trái đất rao bán cái giấc
mơ “sáng thức dậy trở thành người Việt Nam”. Từ thân phận của một thuộc
địa nhỏ nhoi, như một phần của “Ðông Dương thuộc Pháp”, hai chữ Việt
Nam đã vươn vai trên trường quốc tế theo cuộc chiến Ðông Dương cùng
những tính toán chiến lược toàn cầu nuôi dưỡng cái cuộc chiến ấy. Cứ nhớ,
theo hồi ức của các ông Hoàng Tùng hay Võ Nguyên Giáp, những năm
cuối thập niên 40 khi ông Hồ Chí Minh chưa bắt tay “rèn cán chỉnh quân”
cùng đấu tranh giai cấp ở nông thôn như một lời phát thệ với con đường
chuyên chính vô sản thì đảng của họ vẫn chưa là cái gì cả trong con mắt
của những người vô sản anh em và chuyến đi cầu viện trên đất Tàu và Nga
của ông ta năm đó, nói theo ông Giáp, là một “chuyến đi gian khổ”

[3]

. Cứ

nhớ, năm 1951, trong đại hội đảng lần thứ hai ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang,
chủ tịch đảng Hồ Chí Minh đã yên phận học trò của mình như thế nào khi
đứng trước 158 đại biểu chỉ vào ảnh của Stalin cùng Mao và tuyên bố rằng
ông ta có thể sai chứ hai lãnh tụ này không thể nào sai. Vậy mà, chỉ vài
thập niên sau thôi, với chiến tranh, trong khi bậc lãnh tụ vươn lên tầm cỡ
thế giới thì Việt Nam lại nghiễm nhiên trở thành “tiền đồn xã hội chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.