chiến tranh của chúng ta cũng đầy sự phân cách trớ trêu của văn hoá hậu
chiến như thế. Hễ thắng thì chúng ta vinh quang. Hễ bại thì chúng ta anh
hùng. Thắng, chúng ta không chấp nhận những bản vị của hòa bình để tiếp
tục vinh quang trong chiến tranh một cách... cầu toàn. Bại, chúng ta không
chịu chấp nhận rằng mình cuộc chiến đã kết thúc để tiếp tục đóng vai anh
hùng, để thấy mình oai dũng xông pha mặt trận, cho dù những mặt trận
miền đông miền tây hay miền nam miền bắc đều đã, nói như Erich Maria
Remarque, hoàn toàn yên tĩnh.
Ai nhất thì tôi thứ nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba
Trong cái pho tự sự triền miên, pha lẫn hiện thực và huyền thoại của chúng
ta về ký ức chiến tranh, cơ hồ, chẳng thể nào tìm thấy một vị trí “thứ nhì”
cho thật rõ ràng và thanh thản chứ đừng gì là “thứ ba”. Cái thân phận văn
hóa nhược tiểu của chúng ta đã bị quá tải, đã không chịu đựng nổi cuộc
chiến nên cái tâm lý yên phận mua hòa “tôi thì thứ ba” thanh thản kia đã bị
đào thải rồi chăng?
Có lẽ thế thật. Nếu nó không như thế thì chúng ta đâu nhao nhao đòi độc
quyền chân lý, đòi cả độc quyền chính thống mà cũng đòi cả độc quyền làm
nạn nhân? Chúng ta đâu có nhao nhao đòi mình là nhất, dù là những thứ
nhất của những nơi đẩu nơi đâu chứ chẳng bao giờ thật sự là nhất của
mình...
Sydney 20.7.2004
Diễn văn đọc trước Thượng viện Mỹ năm 1917. Dẫn theo Stephen
Pritchard trong “Well, it all depends on what you mean by war”, The
Obeserver, October 7th, 2001
Xem: Bùi Tín, (2004), “Fifty Years On”, trong Far Eastern Economic
Review, 13, May.
Xem: Võ Nguyên Giáp (2002), Ðường tới Ðiện Biên Phủ, NXB Quân