đội nhân dân (chương đầu tiên). Có thể xem thêm đoạn trích trong hồi ký
Những kỉ niệm về Bác Hồ của Hoàng Tùng, xem chú thích số 9.
Giải trao cho Lê Ðức Thọ và Henry Kissinger sau Hiệp định Paris năm
1973. Lê Ðức Thọ từ chối, không nhận giải. Kissinger thì nhận nhưng đến
năm 1975 đem trả lại tuy nhiên Ủy ban Nobel không nhận lại.
“Bình Long anh dũng - Kom Tum kiêu hùng - Trị Thiên vùng dậy”, khẩu
hiệu ở miền Nam trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.
Nayan Chanda (1986), Brother Enemy: The War After the War, Harcourt
Brace Jovanovich
Xem thêm hai đoạn trong hồi ký chuyền tay Hồi ức và suy nghĩ của Trần
Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam. Hai đoạn trích “1977, thời
cơ bỏ lỡ” và “Cuộc gặp cấp cao Việt – Trung tại Thành Ðô” đã được đưa
lên website Diễn Ðàn:
http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u136tqco.html
http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u134tqco.html
Bài này đã được đưa lên website talawas ngày 19.07.2004.
Xem: Vũ Thư Hiên, (1997), Ðêm Giữa Ban Ngày, Văn Nghệ, California,
chương 18. Theo tác giả thì cuốn Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt
Nam của Trường Chinh được sao chép theo cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công
Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp (Le Marxisme et la Renaissance de la
culture Francaise) của Roger Garaudy, trong đó: “Bố cục cuốn sách gần
như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà
Roger Garaudy trích dẫn Marx, Engels, và cả Jean Fréville”. Tác giả còn
cho biết cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi của Trường
Chinh cũng giống hệt cuốn Trì Cửu Chiến của Mao Trạch Ðông. Ông cũng
cho biết cuốn Sửa Ðổi Lề Lối Làm Việc của Hồ Chí Minh chính là sản
phẩm pha chế từ cuốn Chỉnh Ðốn Văn Phong của Mao Trạch Ðông và cuốn
Sự Tu Dưỡng Của Người Ðảng Viên Cộng Sản của Lưu Thiếu Kỳ.
Hồi ký Những kỉ niệm về Bác Hồ của Hoàng Tùng, nguyên là Bí thư ban
bí thư Trung ương đảng. Cuốn sách này đã bị thu hồi sau khi xuất bản, một
số chương đã được trích đăng trên website Diễn Ðàn: