CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 227

tranh Trịnh Nguyễn chỉ là tranh chấp giữa nội bộ dân tộc vì thế nó không
thể tàn nhẫn, khốc liệt và chết chóc nhiều tới độ như cuộc chiến Nam Bắc
vừa qua, với những thế lực ngoại cường thúc đẩy phía sau lưng của hai nửa
phần dân tộc. Cuộc nội chiến trước kia chỉ là huynh đệ tương tàn với cung
tên giáo mác, thế mà xương đã cao thành gò, máu đã chẩy thành suối. Với
cuộc nội chiến thứ hai thì bên cạnh những tranh chấp nội bộ của dân Việt,
các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Hoa đã ấn vào tay người Việt vô vàn
bom đạn nên máu chẩy thành sông và xương chất cao thành núi. Cái nọc
của chiến tranh trong lòng dân Việt là phải thu hồi quyền tự quyết cho dân
tộc, phải giành lấy chỗ đứng cho mình trong cộng đồng nhân loại.
Chính vì vậy gia tộc Ngô Văn Lộc, từ thế hệ này tiếp thế hệ khác, bằng mọi
giá phải tham gia vào cuộc chiến đấu giải phóng quê hương. Chính vì thế
hai cha con Ngô Văn Lộc và Ngô Văn Ðồng khởi đầu theo Việt Nam Quốc
Dân Ðảng, nhưng khi VNQDÐ mất đi uy thế ban đầu, cả gia tộc ấy đã đã
không ngần ngại đứng chung hàng ngũ với cộng sản. Cuối cùng, khi cậu bé
Ngô Văn Kiệt chết trong khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào năm
1968, tuy là một đặc công Việt Cộng, nhưng cậu đã bó sát thân thể mình,
bên trong bộ quần áo MTGPMN, là lá cờ VNQDÐ nguyên thủy mà người
cha Ngô Văn Ðồng và ông nội Ngô Văn Lộc đã tôn thờ, chứ không phải là
lá cờ của cộng sản.
Chính vì phải thu hồi độc lập cho tổ quốc mà Ðào Văn Lật đã không ngần
ngại cắt cụt một phần thân thể của mình, chỉ vì tin rằng sau khi phế bỏ nó,
anh không còn bị chi phối bởi tình yêu nam nữ, và như thế có thể dồn toàn
tâm, toàn trí vào cuộc chiến đấu.
Chính vì muốn lấy lại giang sơn trong tay người Pháp mà Trần Văn Kim đã
quay lưng lại với cha và anh, là những quan lại của Nam Triều. Ðể không
bị chi phối bởi những vướng bận gia đình, Trần Văn Kim chấp nhận sống
một cuộc đời độc thân trơ trọi hầu có thể yên tâm chiến đấu dưới ngọn cờ
giải phóng. Nhưng rút cục, sau hơn ba chục năm cống hiến toàn bộ tâm trí
cho cuộc chiến đấu, trong những tình cờ của lịch sử, Trần Văn Kim và
người anh ruột Trần Văn Tâm lại cùng hiện diện trong hòa đàm Ba Lê,
nhưng ở hai vị trí đối mặt nhau nơi bàn hội nghị, như hơn ba chục năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.