CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 236

nhiều tác giả

Chiến tranh nhìn từ nhiều phía

Nguyễn Khánh Long dịch

Vẫn còn đó vết thương cũ

T. Vấn

Quả thật, để làm người sống sót sau một cuộc chiến, không phải dễ
dàng gì!
(T. Vấn)

Những vết thương trên da thịt người, với thời gian và sự chăm sóc, rồi cũng
sẽ kéo da non và lành lặn. Những vết thương trong tâm hồn người cũng
vậy. Thời gian sẽ giúp phôi phai đi mọi đớn đau, dằn vặt. Bởi lẽ, chẳng ai
cứ ngồi đó để mặc cho đời mình tàn tạ vì khổ đau, bất hạnh (dẫu cho đó có
là thú đau thương đi nữa). Thế còn những vết thương của một đất nước?
Nỗi đau của một dân tộc? Cần bao lâu để hàn gắn? 30 năm? 40 năm? Hay
cả một thế hệ?
Tiếng súng cuộc chiến tranh Quốc-Cộng ở Việt Nam đã ngưng ngày 30
tháng tư năm 1975. Ở một nghĩa nào đó, cuộc chiến khốc liệt ấy đã kết thúc
từ ngày đó. Vậy mà, dai dẳng mãi hơn 30 năm sau, những dấu ấn khủng
khiếp của nó và những hệ quả không thể tránh khỏi vẫn còn đè nặng lên
cân não người Việt ở cả hai bên bờ đại dương. Tôi đã hơn một lần bùi ngùi
ghi nhận rằng, chỉ đến khi thế hệ chúng tôi – một thế hệ ở cả hai miền Nam
Bắc sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong chiến tranh – hoàn toàn biến
mất khỏi mặt đất này, thì mọi hệ lụy của cuộc chiến 30 năm mới thực sự
không còn làm bận lòng nhiều người, kể cả các thế hệ không dính líu gì đến
cuộc chiến khốc liệt ấy.

Điều ghi nhận này, có lẽ không chỉ đúng với người Việt Nam, nạn nhân
trực tiếp của cuộc chiến tranh Quốc Cộng, mà còn đúng cả với dân tộc Mỹ
– chính xác hơn, với một thế hệ người Mỹ trưởng thành vào những năm 60
(Babyboomers). Cùng với các chính trị gia nước mình, họ bước vào cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.