có hòa giải được với nhau không khi ngoái nhìn phía sau một di sản nặng
nề, hậu quả từ một thời nhiễu nhương tưởng không thể quên của lịch sử?
Với tâm trạng của một kẻ vừa trong cuộc, vừa ngoài cuộc, tôi chứng kiến
cái bi kịch của một thế hệ nước Mỹ - cũng đồng thời là thế hệ của tôi – mà
nhớ tới những ghi nhận của mình về chính thế hệ của mình. Tôi có cảm
tưởng rằng, những người bạn Mỹ vừa hào hiệp vừa ngây thơ kia, rồi ra sẽ
không thoát ra khỏi được ngõ cụt mà tôi đang lúng túng tìm cách thoát ra…
Có lẽ, tôi muốn trấn an mình về một điều khác, sâu thẳm hơn.
Thế hệ chiến tranh Việt Nam của nước Mỹ, rồi đây có lẽ họ sẽ nhắm mắt
nằm xuống mang theo xuống mồ những xung khắc giữa họ với nhau.
Những xung khắc ấy có thể có thật, có thể chỉ là giả tưởng, có thể chỉ là
những hỏa mù của chính trị và thời cuộc. Nhưng chắc chắn một điều, dù
cho có những xung khắc thật giữa họ đi nữa, thì sự xung khắc ấy không
phải là sự xung khắc của họ với nước Mỹ, hay nói cách khác, với tổ quốc
của họ.
Tương tự như vậy, là thế hệ chiến tranh Việt Nam của người Việt Nam. Tôi
muốn đặc biệt nhấn mạnh đến những người ở bên phía gọi là thua trận ngày
30 tháng tư 1975 và hiện đang lưu vong khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến
tranh Quốc Cộng và những hệ quả 30 năm sau chiến tranh của nó khiến đã
có một sự chia rẽ trầm trọng chưa từng có trong lịch sử giữa những người
Việt ở hai bên cuộc chiến. Nhưng dù ở bên nào, thắng hay thua, họ không
hề có sự xung khắc với đất nước của mình. Chấp nhậncuộc sống lưu vong
không có nghĩa là từ bỏ Tổ Quốc. Sự hòa giải – nếu thật sự có được sự
hòa giải – là sự hòa giải giữa những những người Việt dính líu đến cuộc
chiến tranh bằng cách này hay cách khác. Tuyệt đối không hề có sự hòa
giải giữa những người lưu vong và tổ quốc của họ. Bởi vì, từ ban đầu, đã
không hề có sự xung khắc để nói đến sự hòa giải.
Bi thảm hơn cả bi kịch nước Mỹ, thế hệ chúng tôi, một thế hệ bị nguyền rủa
cho đến ngày từng người nhắm mắt xuôi tay, mang trong lòng một vết
thương không bao giờ lành hẳn. Năm tháng rồi sẽ qua đi như đã từng qua