CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 241

"cơn sốc kéo dài" trong xã hội Hoa kỳ. Bao "đứa con oai hùng" của "dân
tộc oai hùng" đã bỏ mạng tại Việt Nam. Đây là cuộc chiến đầu tiên mà xã
hội Mỹ lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Cuộc chiến gây nỗi đau cho tất cả các
bà mẹ. Cuộc chiến chẳng thà bị hy sinh còn hơn sống sót trở về. Cả xã hội
Mỹ chỉ thấy rằng những đứa con trẻ trung của họ, hoặc chết mất xác trên
một mảnh đất xa lạ, cách nước Mỹ hàng nghìn cây số, nơi họ không có
phận sự gì cả, hoặc trở về với thân tàn ma dại, tinh thần suy sụp. Những gì
họ trải qua trong cuộc chiến đã làm thay đổi và biến dạng hoàn toàn những
người lính Mỹ trở về. Vĩnh viễn họ trở thành những "phế nhân" trong xã
hội Mỹ, trong cái công việc gọi là "thực hiện những giấc mơ Mỹ". Các bà
mẹ Mỹ không biết phải làm gì với chúng. Nước Mỹ không "giải toả" được
"cơn sốc kéo dài" này, cũng như không thể "xoa dịu" được "nỗi đau" thất
bại trong chiến tranh Việt Nam. Điện ảnh, cũng như những ngành nghệ
thuật khác, cố gắng miêu tả, vẽ lên cái thực, cái chính của những vấn đề xã
hội. Nghệ thuật phần nào "giải toả" các "cú sốc" và giúp hiểu được những
điều đã xảy ra. Chính vì thế, chỉ sau cuộc chiến vài năm, nhiều đạo diễn bắt
tay ngay vào công việc làm phim về đề tài "muôn màu" của cuộc chiến này.
Hàng loạt phim về chiến tranh Việt Nam ra đời. Chiến tranh, một "món
hàng" đắt khách. Đối với các đạo diễn phim lại càng "hời". Vì trong cùng
một lúc, họ đưa cho người xem những phong cảnh phim tuyệt diệu, những
tình huống kịch tính tuyệt vời. Phải nói rằng đạo diễn Cimino rất tài tình
trong việc dựng cuốn phim này. Ông không quan tâm đến việc đưa lên màn
ảnh những cảnh chết chóc rùng rợn thường thấy ở những bộ phim khác
(như trong phim Apocalypse Now, 1979, của Coppola), mà chú trọng vào
việc làm nổi bật những mối quan hệ giữa người với người. Đây chính là giá
trị chủ yếu của Kẻ săn hươu. Milos Forman, đạo diễn phim tài ba của Cộng
hoà Séc đã quay một cuốn phim về lớp trẻ thời hippy ở Mỹ. Cuốn phim
mang tựa đề Cất cánh (Taking Off, 1971). Có thể nói: đây là một bộ phim
hay. Hay hơn rất nhiều so với Tóc (Hair, 1979) nhưng không có tiếng tăm
tương xứng. Với cái nhạy cảm mang tính xã hội học và tâm lý học, Milos
Forman đã làm toát lên rất rõ sự "gián đoạn" giữa hai thế hệ: các thanh niên
hippy và cha mẹ họ. Nếu có thể đặt một cái tên khác cho Kẻ săn hươu, thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.