và con người giả. Giả là con người bề ngoài, một chức vụ, một nhân
vật của nhà nước, của Mỹ, của VC. Con người thực, sâu thẳm, kín
đáo, gạt bỏ mọi chức tước, nhãn hiệu. Trong tôi có những yếu tố là của
anh, trong anh cũng có nhiều yếu tố là của tôi. Cái xấu, cái tàn bạo,
xảo trá và cái tốt, cái chính nghĩa, cái tình người tồn tại xôi đậu,
chuyển hóa lẫn nhau. Nhiều khi, chúng được biểu hiện bằng những
hành động trái ngược với tên gọi của chúng. Rất khó đánh giá, khen
chê sự việc như là sự việc.
Sau khi thống nhất đất nước, Cộng sản đã nắm quyền, tâm lý giữa hai
lằn đạn còn hay mất? Nó đã biến đổi như thế nào?
Hồi nghiên cứu về trí thức khuynh tả tại Pháp, nhất là phong trào
tháng 5-68, tôi đã đặt câu hỏi này và câu trả lời là một nghi vấn. Ngày
nay, có thể nói tâm lý giữa hai lằn đạn vẫn còn nguyên, thậm chí tăng
thêm, tinh vi, vô hình và đáng sợ hơn. Ðất nước thống nhất nhưng một
số ở lại, một số ra đi. Tâm lý thân Cộng, chống Cộng, chờ xem Cộng
sản ra sao vẫn còn. Anh thân Cộng nói điều gì cũng sẽ bị anh chống
Cộng hoặc anh chờ xem nghi ngờ. Ngược lại, anh chống Cộng nói ra
điều gì cũng bị anh Cộng sản, thân Cộng hoặc chờ xem theo dõi! Bản
thân anh thân Cộng, anh Cộng sản, anh chờ xem... nói ra điều gì cũng
sẽ bị các anh khác nghi ngờ, dè dặt. Chúng ta đeo mặt nạ sống với
nhau. Nhiều đảng viên hoạt động bí mật, đến khi đất nước hòa bình,
cần xác minh một vụ việc, ở một giai đoạn cụ thể nào đó, công việc
xác minh thật không đơn giản. Ðôi khi phải chịu cảnh thiệt thòi, oan
ức, xúc phạm danh dự... không đáng có. Ðối với những anh em không
phải là đảng viên, vấn đề càng phức tạp hơn. Kinh nghiệm này ai cũng
từng nếm qua, đó là kinh nghiệm méo mặt giữa những lằn đạn.
Vấn đề đánh giá con người sống giữa hai lằn đạn
Vấn đề giữa hai lằn đạn gồm 5 yếu tố: 1) Ðế quốc Mỹ, chủ nghĩa tư
bản; 2) Cộng sản, chủ nghĩa xã hội; 3) Nhân dân Việt Nam; 4) chủ
nghĩa yêu nước; 5) Hội nhập, toàn cầu hóa.
Liên hệ tới yếu tố 1: ta có chủ nghĩa thực dân của Pháp, chủ nghĩa