CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 6

không chủ động trong những quan hệ.
Anh Nguyễn Xuân Hoàng là một trong hai người làm văn nghệ từ trước
1975 ở hải ngoại mà tôi quen. Người kia là anh Khánh Trường. Cả hai đều
là những người tôi cảm thấy gần gũi khi tiếp xúc, dù với anh Hoàng, chỉ là
những tiếp xúc qua thư từ, điện thoại. Người ta đang đề cao một thứ văn
chương tách biệt khỏi nhân cách nhà văn. Tôi biết vậy. Nhưng riêng tôi,
trong tư cách một người đọc, người làm thơ, tôi vẫn giành cho mình quyền
được yêu mến “con người" các nhà văn qua tác phẩm. Tôi không tìm cách
tranh cãi hay thuyết phục ai với quan niệm “lỗi thời" của tôi. Ðây chỉ là
chuyện cá nhân. Ðọc Nguyễn Xuân Hoàng, bao giờ tôi cũng hình dung một
nhân cách mẫn cảm, sâu sắc, và dịu dàng. Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ thuộc
vào số những người làm văn chương có khả năng đứng lùi ra khỏi văn
chương để nhìn thấy cái chiều kích lớn hơn của đời sống. Anh làm văn
chương nhưng không “sân si" vì văn chương, không quên rằng văn chương,
xét cho cùng, chỉ là một trò nhảm trước cái chết. Ðây là mẫu nhà văn luôn
ám ảnh tôi. Tôi đã lớn lên với tác phẩm của những nhà văn mà khi đọc họ,
tôi nghĩ họ là những người bạn tinh tế. Ðọc Nguyễn Xuân Hoàng, tôi có
cảm giác đó. Tôi cũng yêu mến Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiêm Mậu,
Võ Ðình ,và Thường Quán qua văn chương trong một cung cách như vậy,
mặc dù tôi chưa bao giờ gặp họ.
Vừa rồi nhân dự một hội nghị ở Ðại Học UC Bekerley, tôi có gặp vài người
Việt trẻ đang theo học tiến sĩ các ngành văn chương, xã hội học Ðông Nam
Á. Trong số họ có người làm thơ tiếng Việt, có người viết truyện bằng tiếng
Anh và đang tìm người dịch tác phẩm sang tiếng Việt. Những người này
khiến tôi ít nhiều lạc quan về một lớp độc giả mới của văn chương hải
ngoại, tuy không nhiều, nhưng là những người đọc giỏi, rất có kiến thức.
Một cô trong số này, Quân Trần, đang có ý định nghiên cứu về văn chương
miền Nam trước 1975. Các sách trước 1975 phần nhiều được in lại ở hải
ngoại hoặc được sưu tập bởi thư viện các đại học lớn như Cornell. Nhưng
các báo, tạp chí thì không được đầy đủ lắm, rải rác mỗi nơi một ít. Tạp chí
Sáng Tạo hiện có ở thư viện Cornell, số 1 đến số 15 năm 1956-1957, số 16
đến số 27 năm 1958, số 1 đến số 7 năm 1961, và một số bản chụp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.