CHIẾN TRANH NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA - Trang 7

microfilm. Báo chí rất quan trọng trong việc dựng lại bộ mặt văn chương
một thời. Nó chứa nhiều sáng tác không được in thành sách của các tác giả,
và quan trọng hơn, chứa nhiều tranh luận, điểm sách, tin văn nghệ mà
không thể tìm ở nguồn tài liệu nào khác. Sách báo Việt Nam xuất bản
không nhiều, lại còn bị chiến tranh tàn phá, bị hủy bỏ, ngăn cấm, nên
những người trẻ giờ đây muốn nghiên cứu gì cũng gặp khó khăn về tài liệu.
Ngay bây giờ, nếu ở Việt Nam, các thư viện bắt đầu kiểm kê, sưu tập lại
sách báo trước 1975, hy vọng vẫn kịp. Ðể lâu hơn nữa, có thể chẳng còn gì.
Lúc đó có tiền cũng vô ích.
Nhắc đến văn chương miền Nam trước 1975, tôi nhớ lời Nguyễn Quốc
Chánh nhân một buổi tối ngồi ở quán bia lề đường Sài Gòn cách đây gần
hai năm. Chánh nói, “đời sống văn chương Sài Gòn trước 1975 thật đã,
Hiện Sinh rắc một chút phấn vàng lên mọi thứ". Tôi phá lên cười, nhưng
hiểu ý Chánh. Một người đọc nhiều, hiểu biết như Chánh thừa biết thời của
Hiện Sinh đã qua; và ngay trong những ngày vàng son của nó ở Sài gòn,
chắc cũng không ít trò sến. Ðiều mà Chánh muốn nói, tôi hiểu, là một
không khí trí thức, một thái độ làm văn nghệ với ý thức về sự phi lý sau
cùng của mọi sự để không quá cay cú, quá “ăn thua đủ" với văn chương.
Tôi đã gặp Nguyễn Thị Hoàng. Một thời gian dài bà hay ngồi buổi tối ở
quán bar của gia đình trên đường Lý Tự Trọng. Một người phụ nữ mà thời
gian và những truân chuyên của đời sống dường như không chạm tới được.
Bà hay ngồi một mình trong góc, quan sát cái đám đông ồn ào với đôi mắt
thẳm sâu trong bóng tối. Lối nói chuyện nhát gừng của bà cũng hấp dẫn
như cái huyền thoại văn chương mà bà tạo nên. Nếu tôi là người làm phim,
tôi sẽ làm một cuốn phim tài liệu về những nhà văn Sài Gòn còn sót lại như
Nguyễn Thị Hoàng, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Ðức Sơn, Trần Thị
NgH., Huy Tưởng, Nguyễn Thụy Long... Họ là những nhân chứng vô giá
của một thời văn học sáng giá. Họ đã luôn ở đó, Sài gòn, qua tất các biến
động kinh hồn của một cuộc chuyển đời. Những người thuộc lớp hậu sinh
như Chánh và tôi hay nghĩ về văn chương Sài Gòn trước 1975 với ít nhiều
thi vị hóa. Về mặt tâm lý, có lẽ phần nào vì chúng tôi quá chán ngán với sự
cục mịch của sinh hoạt văn chương hôm nay. Vụ “Trò Chuyện Với Hoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.