nhiều tác giả
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía
Phỏng vấn Nguyễn Thị Hoàng Bắc
Trần Văn Thủy
Gần 30 năm sau cuộc chiến, một trong những di sản lớn nhất của nó: sự
ngăn cách giữa người Việt trong nước với cộng đồng người Việt hải ngoại
hình thành từ gần 1 triệu người Việt rời bỏ đất nước sau năm 1975, đến tị
nạn tại các nước phương Tây mà tập trung nhất là ở Mĩ, vẫn là một di sản
không dễ tiếp cận cho cả hai phía. Những giao lưu, hoà nhập, cộng tác và
đối thoại giữa Việt Nam và thế giới ngày càng và sẽ không ngừng phát
triển. Những sum họp và hoà giải trong các gia đình và giữa những cá nhân
người Việt trong và ngoài nước ngày càng và sẽ không ngừng diễn ra mạnh
mẽ. Nhưng tiến trình tự nhiên ấy vẫn không ngừng vấp phải những cản trở
lớn của di sản lịch sử. Không hiếm khi, khả năng đối thoại dường như đã bị
triệt tiêu ngay từ đầu bởi bức tường kiên cố của thành kiến, sức ỳ, tham
vọng và thái độ thù địch từ cả hai phía. Và cũng không hiếm khi, những cố
gắng đối thoại bước đầu cũng trở thành vô vọng bởi sự nửa vời và tránh né
trước những cấm kị quá giới hạn chịu đựng, bởi ảo tưởng về sự đã lành của
những vết thương vẫn còn đau nhức, hay đơn giản bởi sự bất lực trước một
hiện thực với quá nhiều chiều cạm bẫy.
Gần đây, tác phẩm Nếu đi hết biển của Trần Văn Thủy trở thành một trường
hợp tiêu biểu cho những khó khăn của việc tiếp cận với di sản nói trên. Là
kết quả nghiên cứu của một trí thức, nghệ sĩ trong nước, thuộc chương trình
Rockefeller Nghiên Cứu Về Tiến Trình “(Tái) Xây Dựng Diện Mạo và Quê
Hương Của Người Việt Ở Nước Ngoài” 2000-2003 do Trung tâm William
Joiner Nghiên Cứu Về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học
Massachusetts Boston tổ chức và tài trợ, tác phẩm này một mặt không hề
được công luận chính thức tại Việt Nam ghi nhận, mặt khác nó gây xung
đột trong dư luận tại hải ngoại. Nhiều tháng qua, những tác giả như Phan
Nhật Nam, Hoàng Hải Thủy,
... đã phê phán
dữ dội công trình này cũng như những người tham gia và tổ chức nó.
Chiến tranh nhìn từ nhiều phía, song các góc nhìn ấy sẽ có ích gì với người