Việt, “những người còn tồn tại sau một loạt những cuộc chiến tranh do
ngoại bang áp đặt đã chia cắt đất nước họ thành ba, thành hai trong gần một
thế kỉ, và để lại cho họ một dân tộc cuốn lốc trong những bong bóng của
chân lí và những điều giả dối”, như lời của Kewin Bowen, Giám đốc Trung
tâm William Joiner, trong phần giới thiệu tác phẩm Nếu đi hết biển?
talawas
Trần Văn Thủy(TVT):Xin chị nói cho đôi điều về tiểu sử của chị?
Hoàng Bắc (HB): Anh cần “lý lịch” hay là “trích ngang”?
TVT:Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi. Ðộc giả muốn biết về
chị, đôi chút cũng được.
HB: Theo anh, tôi nên bắt đầu từ lúc nào đây? Bắt đầu từ cái mốc năm 75
nhé, vì trước đó hơn ba mươi năm, cuộc đời tôi cũng na ná như tất cả mọi
người khác: sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lập gia đình, sinh con đẻ
cái v.v..., có lẽ... cái cuộc đời nhàm chán! Tháng 3 năm 75 tôi đang dạy học
ở Nha Trang thì xảy ra cái goiï là biến cố năm 75. Sau đó, người miền Nam
đặt tên là “Quốc Hận”, miền Bắc gọi là “Giải Phóng.”
TVT:Tôi nghĩ có lẽ cũng không hẳn là như thế. Tôi thấy có nhiều người
gốc miền Bắc gọi là ngày “Quốc Hận”. Thí dụ, những người nổi tiếng như
ông Nguyễn Cao Kỳ, Trần Kim Tuyến, Cao Văn Viên, Vũ Văn Mẫu, Phan
Huy Quát, Lê Nguyên Khang, Trần Văn Tuyên... Ngược lại, có nhiều người
gốc miền Nam gọi là ngày “Giải Phóng”. Thí dụ, ông Lê Duẩn, ông Tôn
Ðức Thắng, ông Phạm Văn Ðồng, ông Phạm Hùng, ông Huỳnh Tấn Phát,
ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải, ông Trần Văn
Giàu, ông Trần Bạch Ðằng... Ðó là những “anh Hai” thứ thiệt.
HB: Anh chỉ định “sửa sai” tôi thôi. Nhưng anh hiểu tôi muốn nói gì mà!
Nghĩa là, tuy cả nước đã về một mối (thơ Nguyễn Chí Thiện đấy!) nhưng
cũng từ đó, ý thức chính trị đã chia rẽ sâu sắc người Nam và người Bắc từ